Pháp luật hôm nay

Thẩm phán sẽ bị cấm nhậu buổi trưa, dùng điện thoại khi xét xử

Ngủ gật, sử dụng điện thoại trong lúc xử án; dùng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc kể cả lúc nghỉ trưa... có thể khiến thẩm phán bị kỷ luật nặng.
TAND Tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Quy định xử lý vi phạm với công chức, viên chức, người lao động trong các tòa án. Theo đó, thẩm phán, thẩm tra viên hay cán bộ khác trong tòa có thể bị kỷ luật ở nhiều mức độ nếu phạm vào một trong 40 lỗi.

với các lỗi:

- Không có mặt tại phòng xử án theo thời gian ghi trong quyết định đưa vụ việc ra giải quyết, xét xử hoặc giấy triệu tập phiên tòa mà không có lý do chính đáng, để người tiến hành, tham gia tố tụng phải chờ, gây bức xúc làm mất trật tự cơ quan, đơn vị.

- Mặc không đúng trang phục, không đeo thẻ chức danh tư pháp khi tham gia phiên tòa theo đúng quy định của TAND Tối cao, đã bị kiểm điểm vẫn vi phạm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Có cử chỉ thiếu hòa nhã, không lắng nghe tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa...

- Ngủ gật, sử dụng điện thoại di động, hút Thu*c khi tham gia giải quyết vụ việc, xét xử hoặc hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

- Uống rượu, bia, đồ uống có cồn khác ngay trước và trong giờ làm việc, kể cả vào giờ nghỉ trưa, đã bị kiểm điểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Sử dụng giấy chứng minh chức danh tư pháp, trang phục thẩm phán vào việc riêng hoặc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.

- Cố ý để vợ, chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, chồng, con, anh chị, em ruột của mình tham gia bào chữa, tư vấn với những vụ việc được phân công giải quyết.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại địa điểm, thời gian không đúng quy định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Gặp gỡ, ăn uống với đương sự trong vụ việc mà mình được giao giải quyết xét xử, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết, xét xử vụ việc hoặc những việc khác không đúng quy định pháp luật.

- Tổ chức, tham gia Đ*nh b*c, gá bạc hoặc các tệ nạn xã hội khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

thẩm phán bị kiểm điểm, tạm dừng nhiệm vụ trong 6 tháng
với các lỗi:

- Số bản án, quyết định bị hủy từ 1,16 đến 1,5% so với tổng số vụ việc giải quyết trong một năm công tác.

- Số bản án, quyết định bị hủy trên 1,5-2% so với tổng số vụ việc giải quyết trong một năm.

- Số bản án, quyết định bị hủy trên 3% so với tổng số vụ việc giải quyết một năm.

- Ra bản án tuyên bị cáo phạm tội nhưng sau đó có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận bị cáo đó không phạm tội.

- Có vụ việc bỏ lọt tội phạm trong năm công tác.

- Ra bản án, quyết định sai gây thiệt hại làm cho tòa án phải bồi thường.

- Có bản án, quyết định bị hủy rõ ràng sai trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại tài sản nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa án.

thẩm phán bị tạm dừng xét xử trong 18 tháng với các lỗi:

- Để một vụ việc quá hạn từ 6 tháng trở lên nhưng không có lý do chính đáng.

- Để từ 2 vụ việc trở lên quá hạn từ 6 tháng trở lên hoặc một vụ việc quá hạn từ 9 tháng trở lên nhưng không có lý do chính đáng.

- Để từ 2 vụ việc trở lên quá hạn một năm nhưng không có lý do chính đáng.

thẩm phán không được đề nghị bổ nhiệm lại nếu vi phạm:

- Tổng số bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan trên 3% so với tổng số vụ việc đã giải quyết.

- Có bản án, quyết định bị hủy rõ ràng sai trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại tài sản nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa án.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/tham-phan-se-bi-cam-nhau-buoi-trua-dung-dien-thoai-khi-xet-xu-3537889.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY