Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ KH-CN vừa phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn.

Theo thông tin từ Bộ KH-CN, thực hiện Quyết định số 409/QĐ-BKHCN ngày 26.2.2020 của Bộ trưởng Bộ KH-CN về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn, Bộ KH-CN thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm độc tố vi nấm trong một số thực phẩm tại Việt Nam và chế tạo que thử bán định lượng phát hiện nhanh, đồng thời một số độc tố vi nấm”. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ vào ngày 27.4.2020.

Định hướng mục tiêu của nhiệm vụ bao gồm, mô tả đặc điểm nhiễm độc tố vi nấm trong một số thực phẩm tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo que thử sắc ký miễn dịch từ tính bán định lượng phát hiện nhanh, đồng thời aflatoxin B1, patulin và ochratoxin A trong thực phẩm.

Bộ KH-CN yêu cầu đối với kết quả như sau: Báo cáo đặc điểm nhiễm độc tố vi nấm trong một số thực phẩm tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam; Quy trình công nghệ chế tạo que thử sắc ký miễn dịch từ tính bán định lượng phát hiện nhanh, đồng thời aflatoxin B1, patulin và ochratoxin A trong thực phẩm.

Báo cáo kết quả ứng dụng thử nghiệm que thử sắc ký miễn dịch từ tính bán định lượng phát hiện nhanh, đồng thời aflatoxin B1, patulin và ochratoxin A trên các mẫu thực phẩm. So sánh với kết quả định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hoặc sắc ký lỏng khối phổ (MS-MS); Que thử sắc ký miễn dịch từ tính bán định lượng phát hiện nhanh, đồng thời aflatoxin B1, patulin và ochratoxin A; Tiêu chuẩn cơ sở que thử.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu báo khoa học gồm 2-3 bài báo trong nước, 1 bài báo quốc tế (ISI hoặc scopus); tham gia đào tạo 1 thạc sĩ.

Bên cạnh Quyết định 409, Thực hiện Quyết định số 458/QĐ-BKHCN ngày 28.2.2020 của Bộ trưởng Bộ KH-CN về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn, Bộ KH-CN cũng thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia “Nghiên cứu đặc điểm chính và giải pháp quản lý bền vững sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc”. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ vào ngày 4.5.2020.

Bộ KH-CN yêu cầu nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia trên phải đánh giá được thực trạng tình hình xâm lấn, mức độ gây hại, con đường lan truyền, tồn tại của sâu keo mùa thu trên cây ngô và một số cây trồng khác tại Sơn La và miền núi phía Bắc. Xác định những đặc điểm chính về sinh học, sinh thái, quy luật thiết lập quần thể và yếu tố ảnh hưởng đối với sâu keo mùa thu tại vùng nghiên cứu. Đề xuất được quy trình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu theo hướng bền vững tại vùng nghiên cứu.

Yêu cầu đối với kết quả như sau: Báo cáo tổng hợp phân tích, đánh giá thiệt hại, khả năng tồn tại và lây lan của sâu keo mùa thu trên ngô tại vùng nghiên cứu. Cụ thể, báo cáo về mức độ xâm lấn, gây hại của sâu keo mùa thu; báo cáo về mức độ mẫn cảm của các giống ngô phổ biến và các cây trồng khác đối với sâu keo mùa thu và đề xuất được một số giống ngô có khả năng chống chịu sâu keo mùa thu.

Báo cáo về thành phần loài thiên địch, vai trò và khả năng sử dụng một số loài thiên địch trong hạn chế sâu keo mùa thu; Báo cáo đánh giá về thiệt hại, đề xuất được ngưỡng phòng trừ sâu keo mùa thu trên ngô.

Báo cáo về đặc điểm sinh học, sinh thái quy luật thiết lập quần thể và yếu tố ảnh hưởng đối với sâu keo mùa thu tại vùng nghiên cứu. Cụ thể, xác định được nòi sinh học và sự phân bố các nòi sinh học của sâu keo mùa thu; đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo mùa thu; quy luật thiết lập quần thể và yếu tố ảnh hưởng đối với sâu keo mùa thu.

Ngoài ra, nhiệm vụ cũng cần được kết quả như quy trình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu hại ngô theo hướng bền vững tại Sơn La và miền núi phía Bắc được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thông qua. 2 mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trên ngô với diện tích 20 ha, hiệu quả kỹ thuật đạt ≥ 85%, hiệu quả kinh tế ≥ 15%. Có 3 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành; tham gia đào tạo sau đại học.

Thu Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/tuyen-chon-to-chuc-ca-nhan-thuc-hien-nhieu-nhiem-vu-kh-cn-cap-quoc-gia-133280.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY