U nang buồng trứng là một cấu trúc bất thường dạng túi hình thành tại buồng trứng, bên trong chứa dịch lỏng hoặc các mô. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có thể có một hoặc nhiều u nang cùng lúc. U nang buồng trứng có thể thay đổi kích thước, trong hầu hết các trường hợp, u nang không gây nguy hại và tự biến mất. Một số trường hợp khác, u nang có thể gây ra nhiều biến chứng và cần phải được điều trị.
Người phụ nữ có 2 buồng trứng, buồng trứng nằm ở hai bên nối với tử cung bởi vòi trứng. Bình thường, buồng trứng có chức năng tiết ra trứng và các nội tiết tố nữ. Khi bị u nang thường là u nang lành tính (trong nang có chứa nước hoặc các tổ chức bì, tóc...). Về hình thể, bệnh u nang buồng trứng có 2 loại: có cuống và không cuống. Trong trường hợp không cuống, bệnh u nang phát triển mà không gây đau, chỉ khi nào đủ lớn thì người bệnh mới cảm thấy tưng tức tại chỗ, bụng phía bên đó hơi to ra...
Trường hợp có cuống thì trái lại, triệu chứng đau xuất hiện rất sớm vì u nang dễ bị xoắn nhẹ (cuống càng dài càng dễ xoắn) và sau đó lại trở về vị trí cũ nên người bệnh đỡ đau hoặc hết đau. Nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở lại vị trí ban đầu, nếu không được mổ kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ, gây viêm màng bụng (viêm phúc mạc).
Mổ cắt bệnhu nang buồng trứng trong điều kiện bình thường chưa có biến chứng thì không đáng lo lắm. Nếu phải xén một phần hoặc cắt đi một buồng trứng thì phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động và đảm bảo chức năng sinh sản, có nghĩa con gái chị vẫn có thể xây dựng gia đình và có khả năng sinh đẻ bình thường.
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng buồng trứng khả năng nang buồng trứng sinh sản u nang u nang buồng trứng