Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Úc lo ngại thông tin Mỹ cố tình rò rỉ tài liệu cáo buộc Trung Quốc che đậy COVID-19

Có những dấu hiệu Úc và Mỹ đang chia rẽ về giả thuyết chưa được chứng minh rằng virus corona gây đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đại sứ quán Mỹ ở Úc đang bị cho là cố tình cho rò rỉ tài liệu liên quan đến cáo buộc này.

Sydney Morning Herald (SMH) ngày 7/5 viết rằng Canberra đang quan ngại việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy cáo buộc rằng virus corona bắt đầu từ phòng thí nghiệm có thể làm suy yếu nỗ lực nhằm tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch và cấm bán động vật sống có hại.

“Việc người Mỹ đang thúc đẩy giả thuyết về phòng thí nghiệm khiến sáng kiến đó của Úc bị mất uy tín”, ông Richard McGregor, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Lowy tại Sydney, nói. “Định kiến sẽ làm hỏng ý tưởng rằng bất kỳ cuộc điều tra nào mà Mỹ ủng hộ có thể tiến hành độc lập”, ông McGregor nhận định.

Bài viết của SMH dẫn lời nhiều quan chức giấu tên nói rằng đang có nhiều hoài nghi trong chính phủ Úc về khả năng một tài liệu được tiết lộ trong một bài viết trước đó trên Daily Telegraph là do Đại sứ quán Mỹ tại Úc cho rò rỉ nhằm thúc đẩy “các bài viết trên báo chí Úc theo hướng có thể đi ngược lại niềm tin và lợi ích của nước sở tại”.

Tài liệu đó có vẻ giống một báo cáo khoa học dựa trên thông tin công khai, bao gồm cả các bài báo, nhưng “không chứa thông tin nào từ hoạt động tình báo”, theo SMH.

Đại sứ quán Mỹ tại Canberra chưa phản hồi bình luận.

Ngày 4/5, Daily Telegraph đưa tin các chính phủ phương Tây đã biên soạn “tài liệu nghiên cứu dài 15 trang” cáo buộc Trung Quốc tiêu huỷ bằng chứng về dịch COVID-19 giai đoạn đầu, và đây là một trong những nỗ lực nhằm “tấn công sự minh bạch quốc tế”.

Bài báo nói rằng các đối tác tình báo trong nhóm Ngũ Nhãn, gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand, đang điều tra khả năng virus thoát ra từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán do sự cố.

Khi được báo SCMP hỏi, Sharri Markson, tác giả bài báo, không xác nhận hay phủ nhận tài liệu có dựa trên nguồn mở hay không, nhưng nói rằng “ít nhất” 2 chính phủ phương Tây đã đóng góp thông tin vào tài liệu này và cáo buộc báo SMH mô tả sai nội dung bài viết, vì nó tập trung vào nguồn gốc của virus chứ không phải chuyện “Trung Quốc che đậy”.

Tranh cãi nổi lên sau khi Mỹ và Úc đưa ra phát ngôn khác nhau về nguồn gốc virus trong những ngày gần đây.

Là người thúc đẩy tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguyên nhân gây đại dịch COVID-19, Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 5/5 nói rằng “khả năng cao” là virus bắt nguồn từ khu chợ bán động vật hoang dã, ngược với phát biểu của ông Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Bắc Kinh chỉ trích lý thuyết về virus từ phòng thí nghiệm và thách thức Mỹ đưa ra bằng chứng cho lý lẽ của mình.

GS Hugh White, công tác tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và tại ĐHQG Úc, nói rằng dù Canberra nói về Bắc Kinh nhẹ nhàng hơn Washington, nhưng việc họ tách mình khỏi lý thuyết về phòng thí nghiệm là điều đáng chú ý.

    Bắc Kinh tức giận, nói ông Pompeo nói dối "hết lần này đến lần khác" về COVID-19

“Điều này đáng chú ý vì Canberra mới tuần trước có vẻ sẵn sàng và hào hứng nhắc lại các quan điểm của Mỹ về việc buộc tội Trung Quốc về COVID-19 và đề xuất tiến hành điều tra độc lập, một sự gợi ý rõ ràng rằng Bắc Kinh có lỗi”, ông White nói.

“Có thể giải thích rằng việc Canberra tách mình khỏi lý thuyết về phòng thí nghiệm là cách để xoa dịu Bắc Kinh sau khi Trung Quốc phản ứng giận dữ với đề xuất mà Úc đưa ra tuần trước.

Nhưng cũng có thể Canberra đang bị rối, nhiều tiếng nói khác nhau dẫn đến nhiều thông điệp đưa ra khác nhau”, ông White đánh giá.

Tuy nhiên, Yun Jiang, một cựu nghị sĩ Úc và từng là giám đốc Trung tâm chính sách Trung Quốc, cho rằng khó có khả năng Canberra thể hiện sự bất bình công khai với Washington cho dù cố gắng tác động lên dư luận Úc.

“Quan hệ liên minh với Mỹ cực kỳ quan trọng với Úc, đặc biệt với chính phủ hiện nay…Dù có một số khác biệt với chính quyền Trump, chúng ta thấy cho đến nay chính phủ Úc chưa từng chỉ trích Mỹ công khai, và khó có khả năng Úc sẽ làm như vậy”, ông Jiang nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/uc-lo-ngai-thong-tin-my-co-tinh-ro-ri-tai-lieu-cao-buoc-trung-quoc-che-day-covid-19-20200508083208529.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh đau thắt lưng: cách phòng ngừa, chữa trị và các bài tập vận động để có cơ thắt lưng khoẻ mạnh.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY