Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học thường niên do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức chiều ngày 27/12. Với nội dung "Ứng Dụng Công Nghệ Gien Trong Chẩn Đoán Điều Trị", hội nghị có sự tham gia của đại diện Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, đại diện Vụ Pháp chế, Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng, Cục Công nghệ thông tin và hơn 800 các bác sĩ ở nhiều bệnh viện đến tham dự.
Tại hội nghị với phần thảo luận "Ứng dụng công nghệ Gien trong tầm soát và điều trị ung thư" do TS Phan Minh Liêm – Thành viên Hiệp hội Di truyền Y khoa Hoa Kỳ báo cáo đã mang đến những thông tin mới trong việc chữa trị hiện nay để từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.
TS Phan Minh Liêm – Thành viên Hiệp hội Di truyền Y khoa Hoa Kỳ trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh BV
Ung thư hiện là vấn đề nhức nhối của toàn cầu, trong đó có cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN năm 2018 cho biết: Có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca đã Tu vong do ung thư. Trong đó, tại châu Á, số ca ung thư mắc mới chiếm 48,4% (8.751.000 ca) và số ca Tu vong ở châu Á là 57,3 (5.477.000 ca).
Nguyên nhân dẫn tới ung thư có rất nhiều như các nhóm tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn HP, bệnh lý v.v…), hóa học (Thu*c lá, rượu bia, ô nhiễm, Thu*c bảo vệ thực vật…), vật lý (phóng xạ, tia tử ngoại…) và nguyên nhân sâu xa vẫn là do đột biến gien
TS Phan Minh Liêm nhấn mạnh rằng, các đột biến gien có thể được phát hiện sớm bằng công nghệ giải mã và phân tích trình tự gien theo tiêu chuẩn y khoa. Công nghệ gien có thể tầm soát được 22.000 đột biến gien ung thư di truyền (germline) trên cơ thể người, cung cấp các thông tin cập nhật về các đột biến gien và liệu pháp phù hợp với từng ca bệnh.
Tức là ở mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ cắt chiết khối u và giải mã hàng ngàn gien của bệnh nhân để xem đặc điểm ung thư như thế nào, tại sao ung thư phát triển, khả năng di căn ra sao,... Sau khi giải mã đặc điểm loại gien của ung thư sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả với bệnh nhân đó.
Với việc xác định đột biến gien trong cơ thể ở giai đoạn sớm giúp người bệnh được tư vấn biện pháp theo dõi và can thiệp sớm, giảm phát sinh bệnh do đột biến gien ung thư di truyền, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.
Cùng với đó, công nghệ gien hỗ trợ bệnh nhân phòng ngừa, điều trị rất nhiều bệnh khác như bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, sinh sản,…
Bên cạnh việc "Vạch mặt" những gien tăng nguy cơ mắc ung thư, TS Phan Minh Liêm còn chỉ ra gien kháng ung thư. Đây là loại đột biến di truyền trội, nếu người mang gien này cơ thể tăng cao nguy cơ mắc ung thư 50% trước 40 tuổi và 90% trước 60 tuổi. Và nguy hiểm hơn khi cơ thể chứa gien kháng ung thư còn có khả năng kháng hóa trị và kháng xạ trị cao, cũng như làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư nguy hiểm.
Cũng tại hội nghị này, các đại biểu tham dự đã được cập nhật mới nhiều kĩ thuật xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cũng như ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế; cập nhật các xét nghiệm trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và hỗ trợ sinh; chẩn đoán nguyên nhân vô sinh: kháng thể kháng tinh trùng, nhiễm sắc thể đồ AZF, halosperm; sàng lọc trước sinh: NIPT, double test, tripletest, sàng lọc tiền sản giật, sàng lọc sơ sinh…
ĐBQH.GS Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn MEDLATEC cho hay, thành công của hội nghị sẽ tạo điều kiện tiền đề cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai kỹ thuật mới – Công nghệ giải mã gien trong năm 2020. Với việc tiên phong triễn khai kỹ thuật cao, đặc biệt là chuyên sâu trong tầm soát ung thư sẽ giúp cho người dân Việt Nam có cơ hội được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ở ngay trong nước nhưng chất lượng đạt chuẩn quốc tế.
Phương Thuận
Chủ đề liên quan:
bệnh ung thư chẩn đoán chẩn đoán điều trị cơ hội cơ hội sống công nghệ Công nghệ giải mã gen điều trị ung thư công nghệ gien điều trị điều trị ung thư giải mã người bệnh người bệnh ung thư trong chẩn đoán ứng dụng ứng dụng công nghệ ung thư