Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Uống nguyên nắm Thuốc, vỏ Thuốc kẹt lại khí quản gây ho ra máu

(CTO) – Ông N.M.T. (47 tuổi, ở quận Cái Răng) có thói quen mỗi lần uống Thuốc đều bỏ tất cả số Thuốc vô bàn tay rồi vốc hết vào miệng. Một lần không may, viên Thuốc bị kẹt lại khí quản

(CTO) – Ông N.M.T. (47 tuổi, ở quận Cái Răng) có thói quen mỗi lần uống Thuốc đều bỏ tất cả số Thuốc vô bàn tay rồi vốc hết vào miệng. Một lần không may, viên Thuốc bị kẹt lại khí quản.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy có dị vật ở khí quản bệnh nhân.

Mới đây, ông T. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vì tình trạng ho ra máu, ho liên tục không dứt, khó thở, nặng ngực. Trước đó, người bệnh điều trị nhiều nơi do ho khạc đàm nhưng không tìm được nguyên nhân vì kết quả X-quang hoàn toàn bình thường. Tại BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, qua thăm khám và kết quả chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ phát hiện có dị vật nằm trong khí quản người bệnh. Bệnh nhân kể lại, hơn một năm trước, anh bị sặc khi uống Thuốc, sau đó, thường xuyên bị ho nhưng nghi do bị viêm amidan nên đã điều trị nội khoa. Bệnh nhân cho biết thêm, bản thân có thói quen uống Thuốc bằng cách bỏ cả vốc Thuốc vào miệng.

Bác sĩ BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long xác định đây là trường hợp dị vật phức tạp với kích thước lớn, phối hợp với BV Tai Mũi họng TP Cần Thơ hội chẩn liên viện, tiến hành gây mê, nội soi gắp dị vật. Trong lúc soi, phẫu thuật viên quan sát thấy có dị vật nằm ở khí quản che gần hết phế quản gốc trái bao phủ bởi đàm nhầy, hình thành mô hạt xung quanh dị vật. Sau hơn 1 giờ thực hiện nội soi, ê kíp đã lấy ra một vỏ Thuốc bằng nhựa cứng phủ nhôm còn nguyên vẹn trong khí quản bệnh nhân.

Sau khi dị vật được lấy ra, bệnh nhân chia sẻ ông cảm thấy dễ thở hẳn.

Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng Khoa Tổng hợp BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, trường hợp dị vật khí quản trên lâu ngày có thể gây hoại tử khí quản, viêm trung thất, trường hợp nặng có thể dẫn đến Tu vong.

Các phẫu thuật viên nội soi gắp dị vật.

Viên Thuốc còn nguyên vỏ.

Sau khi dị vật được gắp ra, người bệnh cảm thấy dễ thở hẳn.

THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/uong-nguyen-nam-thuoc-vo-thuoc-ket-lai-khi-quan-gay-ho-ra-mau-a120923.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hỗ trợ gây mê để đặt ống nội khí quản trong (i) giai đoạn khởi mê thường quy và đem lại sự giãn cơ vân trong phẫu thuật, (ii) kỹ thuật khởi mê nối tiếp nhanh. Hỗ trợ khoa chăm sóc đặc biệt để đặt ống nội khí quản và thông khí cơ học.
  • Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng
  • Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng
  • Quan hệ T*nh d*c không phải là xấu, nhưng lứa tuổi vị thành niên, tuổi mới lớn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe T*nh d*c thì “chuyện ấy” sẽ mang đến hậu quả khôn lường.
  • Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh,
  • Chứng khàn tiếng (hoarse) là biểu hiện đặc trưng của bệnh ở thanh quản: có khàn tiếng là có bệnh ở thanh quản, ngược lại khi có bệnh ở thanh quản thì chắc chắn có khàn tiếng.
  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
  • Viêm khí quản mạn tính là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, với biểu hiện chủ yếu là ho, có đờm, khó thở, khò khè, sốt và ớn lạnh, mệt mỏi,…
  • Cháo là món ăn phổ biến trong gia đình, không chỉ vậy đây còn là những bài Thu*c rất hữu ích trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY