Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Uống nhầm Thuốc diệt chuột ngoại nhập, cụ ông 75 tuổi suýt mất mạng

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận trường hợp một cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa vì uống nhầm Thuốc diệt chuột.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận trường hợp một cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa vì uống nhầm Thuốc diệt chuột.

Sức khỏe & Đời sống đưa tin, bệnh nhân có tiền sử sa sút trí tuệ. Theo lời kể của người nhà cách 1 tháng, bệnh nhân cũng có một đợt xuất huyết tiêu hóa, được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới nhưng chưa rõ nguyên nhân xuất huyết và được cho ra viện.

Theo ThS.BS. Vũ Đình Hùng - Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tình trạng bệnh nhân khi nhập viện lơ mơ, mạch nhanh 130 lần/phút, huyết áp 70/40 mmHg. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng mất máu cấp, thiếu máu rất nặng kèm theo rối loạn đông máu (số lượng hồng cầu 1.66 T/l, hemoglobin 44 g/l).

Uống nhầm Thuốc diệt chuột ngoại nhập, cụ ông 75 tuổi suýt mất mạng - Ảnh 1

Thuốc diệt chuột có hình dạng, màu sắc giống viên kẹo. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Khai thác thông tin từ gia đình được biết, ở nhà bệnh nhân có uống nhầm gói Thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin, không rõ số lượng.

Theo Tri thức trực tuyến, sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện. Trước đó, bệnh nhân được truyền dịch tích cực và bù các chế phẩm máu cũng như nội soi dạ dày và chuyển phẫu thuật để cầm máu ở ruột non. Trong thời gian nằm viện, nam bệnh nhân vẫn bị rối loạn đông máu.

Do tác dụng của Thuốc chuột kéo dài nên sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải uống vitamin K lâu dài và theo dõi tình trạng đông máu định kỳ.

Theo Bác sĩ Hùng, các loại Thuốc diệt chuột thường được chế tạo dạng viên giống viên kẹo, một số sản phẩm có nhiều màu sắc nên dễ gây nhầm lẫn cho người già và trẻ em.

Nếu uống phải Thuốc diệt chuột dạng super-warfarin, cơ thể sẽ bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ chảy máu nhiều vị trí bao gồm chảy máu dưới da, chảy máu niêm mạc, chảy máu từ vết thương không thể cầm.

Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết não, chảy máu tiêu hóa ồ ạt, chảy máu từ các tạng trong ổ bụng gây ra sốc mất máu.

Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo người dân cẩn trọng nếu trong nhà có Thuốc diệt chuột, cần để những vị trí xa tầm tay của trẻ em, người già.

Ngoài ra, cần tránh để gần với đồ ăn, Thuốc uống vì rất dễ bị nhầm. Tránh để Thuốc gần nguồn nước, nhất là nước uống hay sinh hoạt bởi Thuốc dễ hòa tan gây độc cho nhiều người. Đặc biệt, cần cảnh báo cho người xung quanh để tránh uống nhầm Thuốc diệt chuột.

Làm gì khi phát hiện người uống nhầm Thuốc diệt chuột?

Theo BS Hùng khi phát hiện uống nhầm Thuốc diệt chuột cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Nhớ mang theo viên Thuốc hoặc vỏ Thuốc để có thể nhanh chóng xác định loại Thuốc mà người bệnh uống nhầm. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế sớm trước 6 giờ, lúc đó các bác sĩ có thể dùng các biện pháp thải độc như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để đào thải bớt Thuốc ra ngoài.

Kể cả khi ra viện, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ y lệnh Thuốc và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Vì Thuốc diệt chuột có tác dụng rất dài, không phải khi bệnh nhân ra viện mà xem như đã hết tác dụng của Thuốc. Nếu có các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu… cần vào viện ngay. BS Hùng khuyến cáo.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/uong-nham-thuoc-diet-chuot-ngoai-nhap-cu-ong-75-tuoi-suyt-mat-mang-a329337.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đến hết tháng 8 cả nước đã có gần 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 người Tu vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2015 trên toàn quốc tính tới thời điểm này chưa phải ở mức báo động mặc dù có sự gia tăng hơn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái
  • Bệnh xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một bệnh xuất huyết thường gặp. Tình trạng máu thoát khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng của ống tiêu hóa do nhiều nguyên nhân tác động gây nên.
  • Thống kê 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 11.389 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó, tại các địa phương khu vực phía Nam, số ca mắc SXH tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2014.
  • Tôi 69 tuổi, gần đây tôi nuốt thức ăn khó, mau no, sau bữa ăn tôi có cảm giác căng tức dạ dày, đau vùng xương ức, buồn nôn và thường xuyên ợ nóng, ợ chua
  • Clopidogrel là Thu*c chống kết tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối trong lòng mạch máu bị xơ vữa. Tuy Thu*c có thể ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
  • Hường bị đau răng, sưng lợi đến phát sốt. Đúng là “thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng”, đau nhức lên tận óc, đứng ngồi không yên, ăn ngủ không được...
  • Bà cụ tự sử dụng Thuốc chống viêm loại diclofenac điều trị viêm khớp dẫn đến tai biến xuất huyết tiêu hóa, phải cấp cứu
  • Tôi hay tụ tập bạn bè nhậu nhẹt dùng rượu bia. Sau khi uống rượu, tôi thường say và rất đau đầu. Tôi nghe nói uống paracetamol hoặc Thuốc giảm đau khi uống rượu thì sẽ không bị say.
  • Việc nạo Ph* thai này do một bác sĩ Trung Quốc thực hiện, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế (221 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM). Bệnh nhân sau Ph* thai không thành, bị tai biến đã phải và cấp cứu tại Bệnh viện Từ Dũ.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY