Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chớ chủ quan với xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vừa tiếp nhận bé trai, 15 tuổi trong tình trạng nôn ra máu lượng nhiều kèm đau bụng, tụt huyết áp, da xanh xao.

Chớ chủ quan với xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em - Ảnh 1.

Bệnh nhi được nội soi kiểm tra. Ảnh: BVCC

Nhận định đây là một trường hợp chảy máu tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày - tá tràng, các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, hồi sức tích cực. Bệnh nhi được truyền 6 đơn vị máu, dùng các Thu*c ức chế tiết axit dạ dày.

Khi bệnh nhi ổn định tình trạng xuất huyết, các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày - tá tràng có gây mê. Kết quả nội soi cho thấy: Bệnh nhi có 1 ổ loét to ở vùng hành tá tràng, kích thước 10 x 10mm, chẩn đoán trên nội soi là loét hành tá tràng, viêm dạ dày, đồng thời làm test tìm vi khuẩn HP.

Tình trạng bệnh nhi sau đó ổn định và được cho xuất viện, kèm theo hướng dẫn dùng Thu*c và chế độ ăn uống kỹ lưỡng trước khi ra về.

ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa cho biết: Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở trẻ em, bệnh có thể gây biến chứng chảy máu tiêu hóa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì vậy, khi thấy trẻ có các biểu hiện nôn ói ra máu, đau bụng... gia đình cần đưa trẻ vào cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị bệnh kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cho-chu-quan-voi-xuat-huyet-tieu-hoa-o-tre-em-20210328091811394.chn)

Chủ đề liên quan:

xuất huyết tiêu hóa

Tin cùng nội dung

  • Điều trị XHTH tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu. Ngoài việc điều trị triệu chứng...
  • Đến hết tháng 8 cả nước đã có gần 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 người Tu vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2015 trên toàn quốc tính tới thời điểm này chưa phải ở mức báo động mặc dù có sự gia tăng hơn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái
  • Bệnh xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một bệnh xuất huyết thường gặp. Tình trạng máu thoát khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng của ống tiêu hóa do nhiều nguyên nhân tác động gây nên.
  • Thống kê 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 11.389 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó, tại các địa phương khu vực phía Nam, số ca mắc SXH tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2014.
  • Tôi 69 tuổi, gần đây tôi nuốt thức ăn khó, mau no, sau bữa ăn tôi có cảm giác căng tức dạ dày, đau vùng xương ức, buồn nôn và thường xuyên ợ nóng, ợ chua
  • Clopidogrel là Thu*c chống kết tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối trong lòng mạch máu bị xơ vữa. Tuy Thu*c có thể ngăn ngừa cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
  • Hường bị đau răng, sưng lợi đến phát sốt. Đúng là “thứ nhất đau mắt, thứ nhì dắt răng”, đau nhức lên tận óc, đứng ngồi không yên, ăn ngủ không được...
  • Bà cụ tự sử dụng Thuốc chống viêm loại diclofenac điều trị viêm khớp dẫn đến tai biến xuất huyết tiêu hóa, phải cấp cứu
  • Tôi hay tụ tập bạn bè nhậu nhẹt dùng rượu bia. Sau khi uống rượu, tôi thường say và rất đau đầu. Tôi nghe nói uống paracetamol hoặc Thuốc giảm đau khi uống rượu thì sẽ không bị say.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY