quản lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo tỉnh ủy, ubnd tỉnh đặc biệt quan tâm. các chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải, nước thải; đầu tư công trình, dự án bảo vệ môi trường được tỉnh ủy đưa vào nghị quyết và các chỉ thị.
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu xử lý chất thải xã Quang Trung (H.Thống Nhất). Ảnh: B.Mai |
Mới đây, tỉnh ủy yêu cầu xây dựng đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt (ctrsh) trên địa bàn tỉnh đồng nai nhằm đánh giá thực trạng, từ đó đề ra nhiệm vụ để quản lý hiệu quả các loại chất thải.
Hiện nay, vấn đề quản lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế và nước thải công nghiệp, đồng nai thực hiện khá tốt. tình trạng vi phạm về môi trường do thiếu hạ tầng xử lý, hạ tầng không đáp ứng gần như không có. ưu tiên trong quản lý chất thải hiện nay là rác sinh hoạt bởi khối lượng lớn, thu gom và vận chuyển phức tạp, nhiều dự án “bỏ” rác sinh hoạt.
Ông lê văn bình, chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường tỉnh cho biết, trong số 11 dự án đang hoạt động có 7 dự án có chức năng tiếp nhận, xử lý chất thải sinh hoạt. tuy nhiên, năm 2022, chỉ có 4 dự án tại các khu xử lý (kxl): quang trung, vĩnh tân, túc trưng, xuân tâm tham gia xử lý ctrsh cho tỉnh. các dự án này đủ năng lực tiếp nhận, xử lý chất thải sinh hoạt nhưng với khối lượng tăng bình quân 5%/năm, lượng dự án không trúng thầu ngày càng nhiều cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án chưa triển khai, chưa đủ công suất thiết kế.
Một trong những giải pháp được xem là hiệu quả đó là đẩy nhanh tiến độ dự án đốt rác phát điện công suất 1,2 ngàn tấn/ngày theo quy hoạch tại H.Vĩnh Cửu. Dự án này đã được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Ban TVTU chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO) và đã được Ban TVTU thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2021.
Dự án dự kiến đi vào hoạt động khoảng quý ii-2024, không chỉ góp phần giải quyết hết lượng chất thải sinh hoạt gia tăng từ nay đến năm 2030; duy trì tỷ lệ chôn lấp dưới 15% mà còn thu hồi được nguồn năng lượng tái tạo.
Phó giám đốc sở tn-mt trần trọng toàn cho biết, do một số dự án chưa triển khai, một số kxl phải tạm ngưng nên tới đây sở tn-mt rà soát, kiểm tra toàn bộ tiến độ các dự án theo quy hoạch. qua đó điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kxl chất thải giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đưa vào quy hoạch chung của tỉnh và cập nhật vào quy hoạch chung của tỉnh để trình chính phủ phê duyệt.
theo quy hoạch, đồng nai có 9 kxl với 17 dự án tiếp nhận, xử lý chất thải. quy mô xử lý của dự án theo quy hoạch: chất thải sinh hoạt hơn 3,3 ngàn tấn/ngày; chất thải công nghiệp hơn 4,5 ngàn tấn/ngày và chất thải nguy hại khoảng 4,1 ngàn tấn/ngày. hiện có 7 kxl, 11 dự án hoạt động với quy mô tiếp nhận, xử lý: chất thải sinh hoạt khoảng 2 ngàn tấn/ngày; chất thải công nghiệp thông thường khoảng 1,3 ngàn tấn/ngày; chất thải nguy hại và y tế hơn 500 tấn/ngày. |
Quy hoạch dự án kxl chất thải đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương, đáp ứng công tác quản lý và hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan. sở sẽ tham mưu chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư công nghệ mới.
Hiện các dự án, kxl chất thải đều có nhà đầu tư, nhưng với các dự án chậm triển khai, kxl đã ngưng hoạt động để theo dõi về môi trường, sở sẽ tổng hợp và kiến nghị tỉnh giải pháp thu hồi hoặc chuyển đổi cho phù hợp.
Ông nguyễn trung việt, tiến sĩ môi trường tại tp.hcm cho rằng, trong quy hoạch các dự án xử lý chất thải sinh hoạt, đồng nai cần lưu ý các dự án lớn, tập trung đến 70-80% khối lượng của toàn tỉnh. lý do thứ nhất, quãng đường vận chuyển xa gây tốn ngân sách của tỉnh. thứ hai, trường hợp phát sinh sự cố, nguy cơ tồn đọng chất thải rất lớn, ví dụ điển hình như bãi rác nam sơn ở hà nội. thứ ba, có thể phát sinh những yêu cầu, yêu sách từ phía nhà đầu tư. theo ông việt, không nên quy hoạch quá nhiều kxl ctrsh, khoảng 3-5 dự án là đủ. tỉnh cần định hướng công nghệ xử lý chủ đạo, phương án dự phòng khi xảy ra sự cố trong hoạt động xử lý chất thải.