Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ưu tiên tìm phổi hiến tặng từ người Ch?t não để ghép cho nam phi công người Anh

(Tổ Quốc) - Hiện các bác sĩ ưu tiên hàng đầu là tìm phổi hiến tặng từ người hiến đã Ch?t não, để cứu sống nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam. Những trường hợp đăng ký hiến sống sẽ được chọn là phương án 2 khi không thể tìm được nguồn từ người cho Ch?t não.

Ưu tiên tìm phổi hiến tặng từ người bệnh Ch?t não

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên thế giới hiện đã có 3 trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng ghép phổi thành công. Việt Nam cũng đã ghép phổi thành công một số trường hợp trước đó. Hiện các bác sĩ ưu tiên hàng đầu là tìm phổi hiến tặng từ người hiến đã Ch?t não, để cứu sống nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người nói, những trường hợp đăng ký hiến sống sẽ được chọn là phương án 2 khi không thể tìm được nguồn từ người cho Ch?t não.

Tính đến chiều 15/5, Trung tâm đã nhận được gần 50 lời đề nghị được tặng một phần phổi của bản thân để ghép cho bệnh nhân nặng Covid-19. Họ ở nhiều độ tuổi, từ 21 đến 71, và đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. Có người là bác sỹ, điều dưỡng, nhà báo, có người là bộ đội... Rất nhiều người đã cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm máu, chiều cao, cân nặng. Một số cá nhân còn bày tỏ được góp kinh phí nếu ca ghép được triển khai.

Ưu tiên tìm phổi hiến tặng từ người Ch?t não để ghép cho nam phi công người Anh - Ảnh 1.

Đến nay đã có gần 50 người mong muốn hiến phổi cứu sống bệnh nhân 91.

Trước khi ghép phổi, cần đánh giá bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa như: nội phổi, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực và gây mê hồi sức,... Kiểm soát kỹ những bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp,... nếu như người bệnh mắc phải. Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn và chuẩn bị tinh thần bởi bác sĩ tâm lý và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.

Những trường hợp không nên ghép phổi nếu như có kèm theo bệnh lý tim mạch hoặc gan thận nặng, nhiễm trùng chưa được khống chế, nghiện rượu, M* t*y và ung thư. Những trường hợp mà bệnh nhân không bỏ được Thu*c lá cũng không ưu tiên ghép phổi.

Sau khi ghép phổi xong, người bệnh cần được theo dõi để phòng ngừa những biến chứng. Một số cận lâm sàng được chỉ định theo dõi như: chụp X-quang, đo chức năng hô hấp, soi phế quản và thử máu. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý kèm theo của mỗi người. Một số người có thể xuất viện sau phẫu thuật một tuần. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Ngoài ra, bệnh nhân còn được tư vấn về các loại Thu*c phải sử dụng sau khi ghép phổi và lịch tái khám định kỳ.

Một số biến chứng sau ghép phổi có thể xảy ra như: Tắc đường thở; Phù phổi nặng, tràn dịch trong phổi; Nhiễm trùng; Chảy máu; Tắc các mạch máu đi đến phổi mới một hoặc cả hai bên.

Đặc biệt, thải ghép phổi là nguy cơ lớn nhất sau phẫu thuật ghép phổi. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi xuất hiện mô lạ hay vật lạ. Hệ miễn dịch sẽ nhận khi một mô tạng được ghép vào cơ thể con người và tấn công vào tạng ghép. Lúc này người bệnh cần dụng Thu*c nhằm đánh lừa hệ miễn dịch không tấn công vào tạng ghép, để tạng tiếp tục sống trong cơ thể mới.

Minh Nhân

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/uu-tien-tim-phoi-hien-tang-tu-nguoi-chet-nao-de-ghep-cho-nam-phi-cong-nguoi-anh-22020165112211733.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY