Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ưu tiên vaccine Covid-19 cho thai phụ, bà mẹ đang cho con bú

Bộ Y tế ngày 21/8 yêu cầu các đơn vị xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú, trong bối cảnh nhiều thai phụ, sản phụ mắc Covid-19.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Các đơn vị cũng phải đảm bảo cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sản khoa và trẻ sơ sinh, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

Nhiều tỉnh thành đã triển khai tiêm vaccine covid-19 cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. bệnh viện hùng vương ở tp hcm đã bắt đầu tiêm từ tuần trước.

Khoảng hai tháng trước, số thai phụ mắc Covid-19 rất ít, song gần đây số nhập viện do Covid-19 tại Bệnh viện Hùng Vương rất nhiều. Thai phụ mắc Covid-19 dễ chuyển nặng. Họ có nhu cầu oxy nhiều hơn bình thường nên khi mắc Covid-19, phổi bị tổn thương dễ gây khó thở và suy hô hấp nhanh, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn bé.

Nhân viên bệnh viện hùng vương tiêm vaccine covid-19 cho thai phụ, ngày 12/8. ảnh: bệnh viện cung cấp

Theo cổng thông tin tiêm chủng quốc gia lúc 8h30 sáng 21/8, tổng số liều vaccine covid-19 được tiêm trên toàn quốc là hơn 16,7 triệu liều. đến nay, hà nội (bao gồm ngành y tế thủ đô và các viện, bệnh viện, đơn vị trung ương trên địa bàn) đã tiêm được hơn 2,3 triệu mũi, đạt hơn 73% trong hơn 3,1 triệu liều vaccine được phân bổ.

TP HCM được phân bổ hơn 5,5 triệu liều vaccine, đã tiêm được gần 5,3 triệu liều, đạt hơn 96%.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/uu-tien-vaccine-covid-19-cho-thai-phu-ba-me-dang-cho-con-bu-4344229.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY