Đây là lần đầu tiên PHE ước tính số người "thoát" Covid-19 sau tiêm phòng. Điều này cho thấy vaccine là con đường đưa cộng đồng trở lại cuộc sống bình thường, theo các chuyên gia.
Dữ liệu ngày 28/6 cho thấy ca nhiễm tại Anh tăng gần 70% trong một tuần. Dù vậy, chỉ có ba trường hợp Tu vong. Tiến sĩ Mary Ramsay, giám đốc PHE, cho biết: "Báo cáo mới một lần nữa khẳng định tiêm hai liều vaccine là cách hiệu quả nhất giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh khủng khiếp này. Ngoài việc cứu sống hàng chục nghìn người khỏi Covid-19, vaccine lần đầu được công nhận về khả năng ngăn ngừa lây nhiễm nCoV".
Để đưa ra kết luận, các nhà khoa học đã ước tính tỷ lệ lây nhiễm và Tu vong của Anh trong kịch bản xấu nhất là không có vaccine, sau đó so sánh với dữ liệu hiện có.
Tiến sĩ Paul Birrell, Đại học Cambridge, thành viên cấp cao tại PHE, cho biết: "Phân tích nhấn mạnh chương trình tiêm chủng mở lối trở về cuộc sống bình thường. Vì vậy, cần tiêm hai liều vaccine càng sớm càng tốt".
Bác sĩ doreen brown, 85 tuổi, tiêm một liều vaccine covid-19 của pfizer tại một bệnh viện ở london, tháng 12/2020. ảnh: reuters
Anh là một trong những nước có tỷ lệ tiêm phòng covid-19 cao nhất thế giới. hiện 60% dân số nước này, tương đương 50 triệu người, đã tiêm ít nhất một liều vaccine. trong đó, 32,5 triệu người tiêm đủ hai liều. anh chủ yếu sử dụng vaccine astrazeneca và pfizer.
Số ca nhiễm nước này gia tăng trong thời gian gần đây, chủ yếu do biến thể Delta, nguồn gốc từ Ấn Độ. Các chuyên gia nhận định Anh sẽ là phép thử của thế giới về việc liệu vaccine thành công đưa một quốc gia thoát đại dịch hay không.
Theo Kallum Pickering, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Berenberg, Anh có thể vượt qua làn sóng lây nhiễm mới mà không cần thắt chặt lệnh hạn chế, nhờ vào chương trình tiêm chủng. Ông cho biết đợt bùng phát lần này khác với trước đây. Số ca nhiễm tăng với tốc độ chậm, lượng người Tu vong vẫn ở mức thấp. Số bệnh nhân nhập viện cũng ít hơn nhiều so với mùa đông năm ngoái.