Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vấn đề có thể xảy ra sau cấy ghép răng

Mặc dù cấy ghép nha khoa implant có tỷ lệ thành công cao, nhiều ưu điểm so với các phương pháp làm răng giả khác, nhưng nó không phù hợp với tất cả mọi người và cũng có những biến chứng có thể xảy ra.

Với những ưu điểm vượt trội, cấy ghép implant ngày càng được nhiều người lựa chọn khi gặp sự cố mất răng không mong muốn. trên thực tế, tỷ lệ thành công của việc cấy ghép răng implant là rất cao nếu được tiến hành phẫu thuật bởi bác sĩ giỏi và trang thiết bị nha khoa đầy đủ. tuy nhiên, là một phẫu thuật cấy ghép kỹ thuật này vẫn có các biến chứng tiềm ẩn.

Quá trình cấy ghép implant  có thể hình dung như sau: là quá trình cấy ghép những trụ chân kim loại được đặt vào xương hàm phía dưới nướu bằng các thủ thuật tiểu phẫu nhằm thay thế chân răng đã mất. sau 1 thời gian (6-14 tuần), implant và xương hàm hợp nhất với nhau, răng sứ sẽ được lắp cố định vào trụ chân răng sao cho vừa khít với viền nướu.

Các vấn đề thường gặp sau cấy ghép implant

Nhiễm trùng: nhiễm trùng vùng cấy ghép implant có thể xảy ra sau cấy ghép và kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nếu không được điều trị đúng cách. hậu quả có thể là viêm nhiễm, mất xương, cấy ghép thất bại. vì thế người bệnh sau cấy ghép nên chăm sóc răng miệng cẩn thận để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trụ cấy ghép lỏng lẻo: trong vài tuần sau cấy ghép, implant sẽ dần hợp nhất với xương hàm. quá trình này rất quan trọng đối với sự thành công lâu dài của việc cấy ghép. quá trình này có thể mất vài tháng. nếu implant không hợp nhất với xương, sẽ phải loại bỏ nó. việc  thực hiện lại quy trình cấy ghép chỉ sau khi vùng đó đã lành.

Một số trường hợp có thể thấy mô nướu xung quanh trụ cấy ghép bắt đầu co rút. tụt nướu có thể dẫn đến viêm và đau. cần nhanh chóng tới khám lại để ngăn ngừa nguy cơ lỏng trụ cấy.

Tổn thương dây thần kinh hoặc mô: đôi khi bác sĩ có thể vô tình đặt implant quá gần dây thần kinh. điều này có thể gây tê, ngứa hoặc đau kéo dài ở môi, lợi, lưỡi hoặc cằm. gặp hiện tượng này bệnh nhân nên liên hệ ngay với cơ sở nha khoa điều trị để có hướng xử lý. nếu là chèn ép thông thường có thể tháo trụ ra và sử dụng loại có kích thước chuẩn hơn. ngược lại nếu đứt dây thần kinh mà không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Các vấn đề ít gặp

Vấn đề về xoang: khi cấy ghép răng hàm trên, trụ implant có thể xuyên vào các hốc xoang, và gây viêm xoang.

Hư hại do lực: đối với răng cấy ghép, lực tác động quá mạnh có thể gây nứt hoặc lung lay. nếu người bệnh vô tình nhai cắn vật cứng quá mạnh, hoặc mắc chứng nghiến răng khi ngủ có thể làm hư hại cho răng cấy ghép. những trường hợp này có thể phải đeo máng răng để tránh làm hỏng implant cũng như hàm răng tự nhiên.

Các vấn đề dài hạn

Viêm quanh răng implant là một dạng bệnh lý nướu răng làm tiêu xương nâng đỡ implant. là hậu quả của tình trạng viêm mạn tính tại vị trí cấy ghép. theo một nghiên cứu năm 2017, viêm quanh răng có thể âm thầm tiến triển trong khoảng 5 năm trước khi  gây ra các triệu chứng như chảy máu hoặc sưng tấy quanh vị trí cấy ghép răng.

Cũng có khả năng cơ thể từ chối cấy ghép răng dù khá hiếm gặp. hiện tượng này liên quan tới chất liệu cấy ghép nha khoa làm từ titan hoặc các kim loại khác. một số người nhạy cảm với kim loại hiếm khiến cơ thể họ từ chối cấy ghép kim loại.

cấy ghép răngRơi sút răng cấy ghép có thể xảy ra khi nứt vỡ răng.

Những ai có thể cấy ghép implant?

Để được cấy ghép implant, người bệnh phải có sức khỏe tổng thể tốt, nướu và xương hàm khỏe mạnh, vì những cấu trúc này sẽ hỗ trợ cho việc cấy ghép răng trong suốt cuộc đời của người đó.

Cấy ghép răng không thích hợp cho trẻ em, vì xương hàm mặt vẫn đang phát triển.

Cấy ghép răng có tỷ lệ thành công khoảng 95% . tuy nhiên, tỷ lệ thành công có thể giảm ở những người: hút Thu*c lá, mắc bệnh đái tháo đường, mắc bệnh nướu răng, đã xạ trị vùng hàm mặt, đang dùng một số loại Thu*c,...

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Sau khi cấy ghép răng, bạn có thể được kê đơn Thu*c kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, Thu*c giảm đau để giúp giảm bớt cơn đau. mọi vết sưng hoặc bầm tím sẽ giảm dần trong vài ngày sau khi phẫu thuật. tuy nhiên, nếu đau và sưng kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên gọi cho bác sĩ nha khoa để xin lịch tái khám.

Quá trình để hoàn thành cấy ghép răng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. trong quá trình đó cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu răng cấy ghép có dấu hiệu lung lay hoặc đau kéo dài sau một vài tuần thì nên quay lại gặp bác sĩ. giải quyết vấn đề nhanh chóng là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng.

BS. Lê Thục Trinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/van-de-co-the-xay-ra-sau-cay-ghep-rang-n180068.html)
Từ khóa: cấy ghép răng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY