Phóng sự hôm nay

Về Bạc Liêu “gặp” công tử và tài tử...

Về Bạc Liêu tôi mới biết thêm rằng, chính tác phẩm Dạ cổ Hoài Lang của soạn giả Cao Văn Lầu ra đời cách đây đã gần 100 năm về sau này đã thành tên gọi của một dòng nhạc gọi là: vọng cổ...

Công tử Bạc Liêu - Dấu tích và huyền thoại

Chúng tôi đã đến thăm biệt phủ hoành tráng còn gọi là “nhà lớn” của công tử trần trịnh huy (còn gọi là ba huy) tọa lạc trên đường điện biên phủ, thành phố bạc liêu. tòa nhà mang một vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và quý phái phong cách tây âu. tòa nhà được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người pháp thiết kế với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hòa, cho đến nay vẫn được xem là biểu tượng văn hóa của người dân bạc liêu. đặc biệt, toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, đá cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí, được vận chuyển từ pháp sang. các bu-loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự p rất hoa mỹ chứng thực sản xuất tại thủ đô paris. tôi thật bất ngờ khi chứng kiến ở đây còn lưu giữ chiếc xe là sản phẩm của thương hiệu peugeot nổi tiếng sản xuất từ năm 1922. đây là chiếc xe hạng sang được công tử dùng để đi chơi lên sài gòn, ra vũng tàu hoặc vòng vào đà lạt. tôi đã được xem bức ảnh tư liệu quý hiếm về chiếc máy bay morame của pháp mà công tử dùng để đi thăm ruộng lúa bạt ngàn sải cánh cò bay. ông được coi là người đầu tiên ở việt nam sở hữu máy bay tư nhân và người thứ hai có máy bay lúc bấy giờ cũng chính là vua bảo đại. ngôi nhà của công tử hiện nay vẫn được bày biện phục trang gần như nguyên trạng. không chỉ đẹp về kiến trúc mà nội thất bên trong cũng được quy tụ nhiều đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. công tử còn sử dụng 2 chiếc giường ngủ chiều dài 2,5m và rộng 2m được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn) phân ra làm giường nóng và giường lạnh. mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng đề ngủ về mùa đông. còn giường lạnh có lót 6 miếng đá cẩm thạch lớn dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30kg ốc xà cờ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng. ở đây còn lưu giữ máy nghe nhạc akai chỉ có những gia đình quyền quý, chức tước trong xã hội lúc bấy giờ. căn phòng của công tử có đủ tivi, máy lạnh, bàn viết, tủ áo và đặc biệt còn có chiếc máy điện thoại từ đời pháp thuộc vẫn còn sử dụng tốt.

Tác giả trong phòng khách nhà công tử Bạc Liêu.

Đến thăm nhà công tử bạc liêu, tôi gặp ông trần đình đức (con trai công tử). tôi hỏi ông đức, trong ký ức của ông thì sinh hoạt của công tử (bố ông) thế nào. ông đức nhớ lại: sinh hoạt của ba tui là sáng ngủ tới 10 giờ rồi thức dậy uống cà phê. chiều, tài xế tư lùn chở ba tui đi nhà hàng khách sạn chơi bời cho đến 2-3 giờ sáng mới về. công tử còn có một thói quen nữa là tự đánh xe đi nghỉ cuối tuần. nhân nói chuyện lái máy bay của công tử bạc liêu, ông đức kể, có lần ba ông bay qua thăm điền rạch giá, hứng chí bay ra biển hà tiên chơi. cứ bay miết cho đến khi nhìn kim báo xăng đã không còn nhiên liệu buộc lòng phải đáp khẩn cấp. xuống đất, ra khỏi máy bay, thấy người xúm lại nói tiếng nước ngoài, ông hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước xiêm la (thái lan), bị bắt giữ và bị phạt 200 ngàn giạ lúa. bố công tử phải cho một đoàn ghe chở lúa sang chuộc về. “thế con người công tử và tính cách của ông có gì đặc biệt”, tôi hỏi. ông đức thật sôi nổi hào hứng khi mô tả ba mình: “ba tui là người cao lớn khoảng 1,7m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại, dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da ngăm đen, mày rậm, người đầy sinh lực. tôi tò mò: gia thế của nhà công tử nghe nói “xum xuê” phải không. ông đức cười: ba tui đa tình lắm. ông có đến 4 người vợ và rất nhiều nhân tình.vợ đầu là người pháp trong thời gian ông học ở paris. về nước, ông cưới một người vợ là bà ngô thị đen. tên là đen nhưng người rất đẹp với nước da trắng mịn, tóc dài duyên dáng. từ năm 1945, ông lên sài gòn ở hẳn, lấy thêm bà nữa là nguyễn thị hai chính là má tui. năm 1968, khi đứng trên lầu cao biệt thự ở đường nguyễn du (sài gòn), một sáng nhìn xuống ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. công tử tìm đến nhà ông già xin “đổi” căn biệt thự đó lấy cô gái. đó là người vợ sau cùng kém ông 50 tuổi.

Về Bạc Liêu, đến thăm nhà công tử, tôi còn được nghe nhiều giai thoại về thú ăn chơi nổi tiếng của ông. Với da ngăm đen, ông được mọi người gọi là “Hắc công tử” để phân biệt với “Bạch công tử” là Lê Công Phước da trắng - con trai của đốc phủ Lê Công Sùng người ở làng Điều Hòa (Mỹ Tho) cũng là tay ăn chơi khét tiếng. Một bận gánh hát cải lương Phước Chương của Bạch công tử về Sóc Trăng hát. Bạch công tử mời Hắc công tử lên xem. Vãn hát, Bạch công tử tổ chức ăn nhậu với Hắc công tử. Trong buổi nhạc có một nữ nghệ sĩ cải lương Phùng Há thời đó khá nổi tiếng. Đang nhậu, Phùng Há đánh rơi chiếc nhẫn xuống gầm bàn rồi cúi cuống mò tìm trong bóng tối. Thấy vậy, Bạch công tử liền đốt tờ giấy con công (5 đồng) làm đuốc soi tìm. Với ý chơi khăm và tỏ ra ga-lăng trước người đẹp, Hắc công tử bèn bật hộp quẹt đốt tờ giấy bạc bộ lư (100 đồng) làm đuốc để tìm nhẫn. Bị bẽ mặt, Bạch công tử thách đố với Hắc công tử: Nếu “moa” muốn thi thố tỏ ra anh hào thì “toa” - “moa” mỗi người cân 1 ký đậu xanh và 1 ký đường rồi dùng tiền giấy bạc làm củi đốt nấu chín chè. Cái thứ lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, nó cứ cháy liu riu. Họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước và thắng cuộc...

Đồ dùng quý giá trong nhà công tử Bạc Liêu.

Về bạc liêu, tôi mới biết thêm tác phẩm dạ cổ hoài lang của soạn giả cao văn lầu ra đời cách đây gần 100 năm đã thành tên gọi của một dòng nhạc gọi là vọng cổ. tên ban đầu tác phẩm là dạ cổ hoài lang (đêm nghe tiếng trống nhớ chồng). nhưng dân gian hay gọi tắt là bài hát vọng cổ (nghe tiếng trống), ca vọng cổ trở thành thuật ngữ trong đời sống âm nhạc việt nam. tác phẩm của ông được sử dụng trong cải lương và đờn ca (giữ nguyên nét nhạc, thay lời theo kịch bản phù hợp với hoàn cảnh mới). vọng cổ đã ăn sâu vào lòng người yêu mến, hâm mộ, có nơi kết hợp tân nhạc gọi là “tân cổ giao duyên”. tôi đã được đọc bản chép tay dạ cổ hoài lang ban đầu của cố nhạc sĩ cao văn lầu có nhiều chỗ dập xóa viết bằng mực tím. riêng chuyện ra đời bản vọng cổ nổi tiếng này là một câu chuyện tình bi hùng của nhạc sĩ. ngày đó, hai vợ chồng ông lấy nhau đã lâu mà chưa có con. theo tục xưa “tam niên vô tử bất thành thê”, cái lễ giao khắc nghiệt đó khiến mẹ ông bảo: “con hãy liệu mà kiếm vợ khác để nối dõi tông đường. đó là chữ hiếu của con mà mẹ cũng trọn đạo với nhà chồng”. như mọi ngày, vợ chồng cao văn lầu vào rừng lượm củi, xúc tép để mưu sinh. khi dọn cơm lên mui ghe, giọng ông nghẹn ngào: “má không cho mình ở với nhau nữa. anh đành phải cưới vợ khác, em về với mẹ cha em”. cứ mỗi chiều xuống xách đờn ra bờ ruộng nơi vợ chồng ly biệt nhìn ra cánh đồng mà hình dung bóng vợ thất thểu giữa trời đêm. ông gảy đờn theo tâm trạng của vợ lúc ấy, hết xuân nữ đến nam ai rồi trường tâm tư mà lòng chẳng hết sầu thương. ông vừa đờn vừa ca, mải mê trau chuốt bản đờn sao cho ngọt ngào da diết lột tả nỗi lòng khi “én nhạn chia đôi”. đến khi nghe tiếng trống điểm canh vọng lại ông mới giật mình đêm đã khuya. ông nghĩ tiếng trống đêm đánh lên khi mình đờn bài hoài lang. bỗng một ý nghĩ như tia chớp lóe sáng, phải rồi, mình lấy hai chữ dạ cổ (tiếng trống đêm) thêm vào bản nhạc hoài lang thành dạ cổ hoài lang (đêm nghe tiếng trống nhớ chồng), vậy là hay biết mấy. thế là bản dạ cổ hoài lang ra đời với 20 câu làm não nuột lòng người nghe. đây là tiếng nức nghẹn ngào, là bản nhạc lòng không phải để phô trương, chỉ để trao cho người tri âm, tri kỉ với nỗi lòng biền biệt chia ly và hy vọng đợi chờ. sau đó, có người góp ý: đêm nghe tiếng trống nhớ chồng, vậy ban ngày nghe tiếng trống không nhớ chồng sao, như vậy còn hẹp nghĩa. nhạc sĩ cảm nhận được ý hay bèn đổi thành vọng cổ hoài lang (nghe tiếng trống từ xa là nhớ chồng). tuy nhiên, bởi cái tên gốc của nó và cũng là nỗi tâm tình của tác giả đã gợi đến tận tâm cốt người nghe nên khó mà khiến người ta thay đổi được nữa. sau khi bản dạ cổ hoài lang ra đời, ông vẫn chơi vơi nỗi buồn thương quấn quýt đi tìm vợ và bắt gặp bà ấn sau mái chùa làm công quả. từ đó, ông hay lui tới thăm và bất ngờ vợ ông mang thai.

Khi đến thăm khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ và nhạc sĩ cao văn lầu ở phường 2 - thành phố bạc liêu, tôi được nghe chị hướng dẫn viên kể lại câu chuyện có một không hai của âm nhạc việt nam - đó là dùng tiếng đàn cứu tử tù cách mạng. vốn là cái nôi hoạt động cách mạng, nhiều chiến sĩ bị địch bắt và một số chuẩn bị chịu án tử hình. trước tình hình quá nguy cấp, tổ chức cách mạng đã liên hệ với nghệ sĩ cao văn lầu tổ chức buổi đờn ca tài tử ở gần trại giam. đêm đó, ông đã chơi những bản nhạc hay nhất với nghệ thuật tinh túy nhất của âm nhạc dân gian việt nam trong đó có bản dạ cổ hoài lang do chính ông sáng tác khiến những tên lính gác say sưa không thể nào dứt được. trước mũi súng quân thù, nhạc sĩ cao văn lầu vẫn bình thản trình bày với hai nhạc cụ là đàn tranh và trống ca để thu hút địch cho đội cảm tử lọt vào trại giam cứu được toàn bộ số tử tù...

Từ tâm sự riêng tư của đôi vợ chồng, bản vọng cổ dạ cổ hoài lang đã gieo vào lòng người nỗi niềm tâm tư thương nhớ của bao thế hệ những người vợ với người chồng đi cứu nước: “từ là từ phu tướng - bảo kiếm sắc phong lên đàng - vào ra ngóng trông tin chàng...”. lời ca ấy vẫn còn da diết vang vọng trong tôi khi rời xứ mến yêu.

Nguyễn Ngọc Phú

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ve-bac-lieu-gap-cong-tu-va-tai-tu-n160040.html)
Từ khóa: bạc liêu

Chủ đề liên quan:

bạc liêu tài tử

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY