Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Vẻ dễ thương đến khó tin của động vật khi say giấc nồng

(MangYTe) Cũng như con người, giấc ngủ của các loài động vật ẩn chứa nhiều điều thú vị và độc đáo đến mức khó tưởng tượng được.
Chú gấu Bắc cực nằm ngủ trên lớp băng dày. Giống con người, gấu Bắc cực thường ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày.
Đàn sư tử nằm ngủ trên thân cây to bị gãy. Sư tử đực dành từ 18 đến 20 tiếng mỗi ngày để ngủ, trong khi sư tử cái dành từ 15 đến 18 tiếng.
Một chú chó bulldog mới sinh đang ngủ ngon lành trên nệm. Giống như trẻ sơ sinh, cún con cũng dành khá nhiều thời gian cho giấc ngủ.
Một chú hải cẩu say sưa ngủ dưới nước. Khi hải cẩu ngủ, chúng giữ nguyên vị trí giống như “chai nước”, cả cơ thể ngập xuống nước còn phần đầu thì vẫn ở bên trên. Chúng chỉ ngủ một nửa bộ não, trong khi nửa còn lại luôn cảnh giác trước mọi nguy hiểm.
Rái cá chắp hai chi trước khi ngủ để giữ thăng bằng.
Một con cú mèo đang ngủ trong hốc cây ở Kersberga, Thụy Điển. Cú chuyên ngủ ban ngày để bảo tồn năng lượng và săn bắt vào ban đêm.
Báo đốm có thói quen ngủ trên cây để tránh bị các động vật khác tấn công.
Khỉ đột ngủ trong lùm cây. Loài khỉ này có thói quen ngủ 12 tiếng mỗi ngày.
Mèo rừng ngủ vắt vẻo trên cành cây.
Cú mèo “say giấc nồng” trong tuyết trắng.
Hai chú gấu đen ôm nhau ngủ trên cây. Gấu đen có thói quen ngủ liên tục trong 7 tháng mùa Đông để tránh rét, thời gian đó, chúng ngừng ăn uống và sử dụng năng lượng mà chúng tích trữ được để ngủ. Quá trình trao đổi chất ở thời gian này cũng chậm lại.
Đôi sư tử nằm ngủ say sưa trong tiết trời ấm áp và nhiều nắng tại Vườn thú Lisbon, Bồ Đào Nha. Sư tử thường săn mồi về đêm nên chúng có thói quen ngủ ban ngày.

Báo Thế giới và Việt Nam

Hậu Hải

(theo Hồng Anh/VOV.VN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/ve-de-thuong-den-kho-tin-cua-dong-vat-khi-say-giac-nong-108539.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Các món ăn Nhật đó giờ không chỉ nổi tiếng vì độ ngon, mà còn được thế giới ưa thích vì sự chăm chút tỉ mỉ, cầu toàn.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY