Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Vết thương do người và xúc vật cắn: chẩn đoán và điều trị

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm

Nhận định chung

Ở các vùng nông thôn mỗi ngày có khoảng 900 ca bị chó cắn đến phòng khám cấp cứu và khoảng 1% bệnh nhân đến trung tâm y tế để điều trị các vết thương do súc vật và người cắn. Vào những tháng mùa hè, người bị chó cắn nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Bản thân bệnh nhân tự biết mình bị súc vật cắn, hầu hết các trường hợp đều có lý do (như bị cắn khi đang chơi với súc vật, bị cắn do hoảng sợ đột ngột nhìn thấy chó hoặc trêu chó lúc đang ngủ). Bỏ qua chi tiết bệnh sử về lý do cắn là rất quan trọng vì khi súc vật tấn công không có lý do thì thường là nó bị bệnh dại. Vết cắn do người chủ yếu gặp ở trẻ em khi đang chơi hoặc đánh nhau; ở người lớn bị cắn thường do say rượu hoặc cắn nhau trong lúc đánh nhau.

Các yếu tố như loại súc vật cắn, vị trí vết cắn, loại vết thương do cắn đều quan trọng, liên quan đến nhiễm khuẩn vết thương. Mèo cắn dễ nhiễm khuẩn hơn người cắn, khoảng 30 - 50% trong số các vết thương do mèo cắn sau đó bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn vết thương do người cắn rất đa dạng: những vết do trẻ em cắn ít khi bị nhiễm khuẩn vì nông; còn vết cắn do người lớn bị nhiễm khuẩn từ 15 - 30%, đặc biệt là các vết thương khâu kín chiếm tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Chó cắn không rõ nguyên nhân nhiễm khuẩn khoảng 5%. Các vết cắn ở đầu, mặt, cổ ít nhiễm khuẩn hơn các vết cắn ở tứ chi. Các vết thương do châm bị nhiễm khuẩn nhiều hơn các vết rách, có lẽ do vết rách dễ rửa và dễ chăm sóc vết thương hơn.

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn. Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm (trong vòng 24 giờ sau khi cắn). Bệnh khởi phát rầm rộ, nhanh chóng, sốt, rét run, viêm mô tế bào, viêm hạch tại chỗ. Cả hai loại vi khuẩn yếm khí và ái khí có trong miệng đều gây nhiễm khuẩn sớm vết thương do người cắn, thường kèm theo quá trình hoại tử nhanh chóng. Tụ cầu và liên cầu thường gây nhiễm khuẩn các vết thương muộn hơn (sau 24 giờ kể từ lúc bị cắn) đôi khi gặp cả các loại vi khuẩn khác. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong miệng như Capnocytophaga canimorsus (thường gọi là vi khuẩn DF2) là vi khuẩn gram (-); Eikenelìa corrodens, một loại vi khuẩn gram (-) khác và các loài haemophílus, các pseudomonas, các vi khuẩn gram (-) khác đều có thể gây nhiễm khuẩn các vết cắn.

Chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV do lây từ người cắn sang.

Điều trị

Chăm sóc tại chỗ

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương, phải rửa sạch, cắt lọc, loại bỏ các phần hoại tử của vết thương. Phải chụp X quang để phát hiện gãy xương và các dị vật. Khám cẩn thận để đánh giá mức độ của tổn thương (rách gân, xâm nhập khe khớp).

Khâu

Có thể khâu trong trường hợp đòi hỏi phải đóng kín vì lý do thẩm mỹ hoặc cơ học. Tuy nhiên, nếu vết thương đã nhiễm khuẩn thì không bao giờ được khâu kín, những vết thương ở bàn tay nói chung cũng không được khâu do hay nhiễm vi khuẩn yếm khí dẫn đến mất chức năng của bàn tay.

Kháng sinh dự phòng

Phải điều trị kháng sinh dự phòng trong những trường hợp bị cắn có nguy cơ như mèo cắn ở bất kỳ chỗ nào (cho dicloxacillin 0,5g, uống 4 lần/ngày, trong vòng 3 - 5 ngày) hoặc vết thương ở tay do súc vật hoặc người cắn (penicillin 0,5g đường uống, 4 lần/ngày trong vòng 3 - 5 ngày). Mặc dù dicloxacillin và penicillin được sử dụng với mục đích dự phòng nhưng phổ tác dụng của chúng rất hạn hẹp. Dựa vào tính chất vi khuẩn gây bệnh tại các vết thương như đã nêu trên, có một số Thu*c mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có phổ tác dụng rộng và được chỉ định để điều trị dự phòng có hiệu quả tốt. Ví dụ như cefuroxin và amoxicillin - clavulanie acid. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đã cắt lách thường hay bị vãng khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết sau khi bị súc vật cắn và do vậy những bệnh nhân này bắt buộc phải được điều trị dự phòng.

Kháng sinh

Đối với những vết thương nhiễm khuẩn bắt buộc phải điều trị kháng sinh. Chỉ định kháng sinh đường tiêm hay đường uống, có cần phải điều trị tại bệnh viện không còn tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Nói chung, điều trị bằng penicillin hoặc tetracyclin cho P. multocida là tốt nhất. Đáp ứng kháng sinh chậm, cho nên phải điều trị kéo dài ít nhẩt là 2 - 3 tuần. Khi bị người cắn, nhất thiết phải điều trị tại bệnh viện bằng các cephalosporin thế hệ thứ ba như ceftizoxim hoặc ceftriaxon, đường tĩnh mạch. Do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết thương rất đa dạng, bắt buộc phải cấy vi khuẩn từ vết thương nhiễm khuẩn và điều chỉnh kháng sinh thích hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu.

Uốn ván và bệnh dại

Tất cả các bệnh nhân phải được tiêm phòng và theo dõi đối với bệnh uốn ván.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/vet-thuong-do-nguoi-va-xuc-vat-can-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY