Bạn nên biết hôm nay

Vì sao chích ngừa quai bị rồi vẫn mắc bệnh?

Mẹ cháu cho bác sĩ xem giấy theo dõi tiêm ngừa ghi rõ cách nay 3 năm cháu có chích ngừa quai bị trong mũi MMR (Sởi, Quai bị, Rubella) tại trạm y tế xã, vậy mà tại sao bây giờ cháu lại mắc bệnh?
Ngày 23/2/ 2017 bé Nguyễn Hữu P., 4 tuổi, nhà ở xã Long Định, huyện Châu Thành, Tiền Giang được mẹ đưa đến bệnh viện khám vì góc hàm bên trái cháu bị sưng to.

Mẹ cháu cho bác sĩ xem giấy theo dõi tiêm ngừa ghi rõ cách nay 3 năm cháu có chích ngừa quai bị">chích ngừa quai bị trong mũi MMR (Sởi, quai bị, Rubella) tại trạm y tế xã, vậy mà tại sao bây giờ cháu lại mắc bệnh?

Trước sự lo lắng của người mẹ, bác sĩ ôn tồn giải thích cho mẹ của cháu: “Chị ơi, sau khi khám cho cháu, tôi thấy đúng là cháu mắc bệnh quai bị rồi. Mặc dù chị có tiêm ngừa quai bị, nhưng thật tế không có Thu*c tiêm ngừa nào có hiệu quả bảo vệ 100% hết chị à, đối với vắc xin 3 trong 1 này thì khà năng bảo vệ ba bệnh trên chỉ vào khoảng 90 tới 95% mà thôi, bao nhiêu đó thì cũng tốt rồi đó chị. Tuy nhiên cháu P. có tiêm ngừa thì khi mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn, vì trong cơ thể không ít thì nhiều đã có kháng thể phòng bệnh sẵn rồi!”.

Thông thường bệnh quai bị sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày thỉ khỏi, riêng cháu P. sẽ có thời gian bệnh ngắn hơn, chỉ 3 ngày sau thì tuyến mang tai trái của P. đã giảm sưng rất nhiều và cháu không còn sốt nữa.

Vế chuyên môn, khi được tiêm ngừa thì hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên tiêu diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn.

Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, ch*t hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.

Việc đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin, cách bảo quản vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

BS. Nguyễn Thành Úc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vi-sao-chich-ngua-quai-bi-roi-van-mac-benh-n128895.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), so với nam giới, phụ nữ dễ mắc bệnh trầm cảm nhất.
  • Con trai tôi 2 tuổi, lúc nào cũng nghịch không chịu ngồi yên, đang phải điều trị động kinh. Cháu chưa nói được từ nào, chưa hiểu các mệnh lệnh thông thường.
  • Tự yêu bản thân là một loại bệnh tâm lí mới của con người hiện đại. Vậy bệnh tự yêu bản thân là gì và làm thế nào để nhận biết những người mắc bệnh tự yêu bản thân.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY