Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Vì sao Đại lộ Chu Văn An ngập trong rác thải?

(MangYTe) - Dù mới được thông xe chưa lâu, tuy nhiên, Đại lộ Chu Văn An đã biến thành nơi tập kết rác thải gây mất vệ sinh môi trường (VSMT), mỹ quan đô thị. Điều đáng nói, dù tình trạng trên đã tồn tại nhiều tháng nay, các cơ quan chức năng đã nhiều lần có ý kiến với chủ đầu tư dự án, song bao giờ Đại lộ Chu Văn An hết rác vẫn chưa có câu trả lời!

Đại lộ Chu Văn An ngập trong rác thải.
Nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị

Đại lộ Chu Văn An nối liền đường Nguyễn Xiển với khu vực Xa La, được thông xe trong quý I/2020, tuy nhiên, sau khoảng nửa năm đi vào hoạt động, tuyến đường trở nên nhếch nhác, hai bên vỉa hè đều bị biến thành nơi tập kết rác. Theo ghi nhận của phóng viên, tại đây rác thải đủ loại, từ rác thải sinh hoạt đến rác thải xây dựng được tập kết ngay dưới lòng đường, trên vỉa hè và tràn vào dải đất 2 bên đường… gây mất VSMT, mỹ quan đô thị.

Dự án Đại lộ Chu Văn An được UBND TP Hà Nội phê duyệt theo hình thức BT vào tháng 4/2011. Đến tháng 5/2014, tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La bắt đầu được triển khai với tổng mức đầu tư 1.475 tỷ đồng, chiều dài 2,5km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3 (đường Nguyễn Xiển), điểm cuối nối với đường 70.

Chưa dừng lại ở đó, dù mới được thông xe nhưng hệ thống thoát nước trên tuyến đường cũng bộc lộ rất nhiều vấn đề. Cụ thể, sau mỗi cơn mưa, nước đọng thành vũng kéo dài hàng trăm mét tại phần đường sát vỉa hè. Tình trạng trên khi kết hợp với lượng rác tồn đọng, tập kết sai quy định đã khiến ô nhiễm, mất VSMT càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, việc di chuyển của người dân.

Trao đổi với phóng viên, chị Lê Thị Thúy Hà – Khu đô thị Xa La, người thường xuyên di chuyển qua tuyến đường này cho biết, ngày nắng rác thải bốc mùi rất khó chịu. Ngày mưa, nhiều đoạn ngập sâu trong nước, rác thải nổi lềnh phềnh cuồn hết vào bánh xe, rất mất VSMT.

Cần sự phối hợp chặt chẽ hơn

Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù đã được thông xe nhưng đến thời điểm này dự án vẫn chưa hoàn thiện do những vưỡng mắc về GPMB. Cụ thể, hiện hạng mục cầu vượt và nút giao với đường 70 tới cầu Xa La – đoạn cuối cùng của tuyến đường vẫn chưa hoàn thành, khiến khu vực thường xuyên rơi vào tình trạng ùn ứ giao thông. Và do dự án chưa được bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý nên tình trạng tập kết rác thải sai quy định diễn ra từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác vẫn không được xử lý.

Liên quan đến tình trạng tập kết rác thải sai quy định trên tuyến Đại lộ Chu Văn An, ông Đào Đức Khánh – Giám đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Thanh Trì cho biết, về lý thuyết thì tuyến đường này sẽ do UBND huyện Thanh Trì tổ chức thu gom, dọn dẹp rác thải. Tuy nhiên, do dự án vẫn đang xây dựng, chủ đầu (Bitexco) tư chưa bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý theo phân cấp nên bị bỏ ngỏ. “Để bảo đảm VSMT trên tuyến đường này, huyện Thanh Trì đã nhiều lần đề nghị Ban QLDA tuyến đường ký hợp đồng thu gom với đơn vị, song đến nay chưa nhận được phản hồi từ phía các đơn vị có liên quan” – ông Đào Đức Khánh cho biết.

Xung quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị cho biết, đây là thực trạng đã và đang tồn tại ở không ít dự án. Theo lý giải của các chuyên gia, về nguyên tắc khi dự án chưa thi công xong thì vẫn do chủ đầu tư quản lý, chịu trách nhiệm các vấn đề phát sinh trên đất. Tuy nhiên, đối với các chủ đầu tư, hầu hết họ chỉ tập trung vào thực hiện dự án sao cho bảo đảm tiến độ, chất lượng… còn những vấn đề khác như quản lý, thu gom rác thải, ngăn chặn các hành vi đổ trộm phế thải lại không phải là “chuyên ngành”. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương trong việc giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/vi-sao-dai-lo-chu-van-an-ngap-trong-rac-thai-394147.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY