Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm đường tiểu, nắm được nguyên nhân sẽ giúp chị em biết phải làm thế nào trong chuyện chăn gối

Viêm đường tiểu vì sao dễ xảy ra ở nữ giới? Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp chị em cải thiện và phòng ngừa tốt hơn.

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm đường tiểu?

Kết cấu S*nh l* đặc thù

Viêm đường tiểu ở nữ giới thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới một phần nguyên nhân cũng là do kết cấu S*nh l* đặc biệt của cơ thể. Niệu đạo của phái nữ ngắn và rộng nên các vi khuẩn, nấm bệnh dễ dàng xâm nhập hơn.

Bên cạnh đó, *m đ*o hậu môn và đường tiểu của phụ nữ cũng khá gần nhau, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn lây nhiễm chéo, thêm vào dịch tiết ở *m đ*o cũng trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở phụ nữ.

Phụ nữ do có cấu tạo S*nh l* đặc thù nên cũng dễ bị viêm đường tiểu

Ảnh hưởng của sinh hoạt T*nh d*c

Vi khuẩn ký sinh ở niệu đạo trước có thể thuận lợi thông qua hoạt động chăn gối mà không ngừng xâm nhập vào niệu đạo sau và bàng quang, gây viêm đường tiểu. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo nữ giới cùng người bạn đời nên chú ý vệ sinh thân thể trước và sau khi “yêu”.

Do biến đổi trong thai kỳ

Viêm niệu đạo cũng dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai hơn bình thường. Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ căng lớn hơn, gây chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu.

Ngoài ra, nội tiết ở bà bầu cũng có nhiều thay đổi rõ rệt, có thể làm giảm chức năng nhu động và mức độ giãn nở của ống dẫn nước tiểu, gây ra tình trạng bài tiết nước tiểu chậm lại, thậm chí có thể làm thận tích nước, vi khuẩn xâm nhập sinh sôi cục bộ.

Bà bầu cũng dễ bị viêm niệu đạo do nội tiết thay đổi và tử cung lớn dần gây chèn ép bàng quang

Tác động của chu kỳ kinh nguyệt

Máu huyết kinh nguyệt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nếu như chị em không chú ý vấn đề vệ sinh trong ngày “đèn đỏ” này. Bạn nên có chế độ ăn uống thanh đạm và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt đảm bảo thói quen thay băng vệ sinh và đồ lót sạch sẽ để hạn chế viêm đường tiểu và các bệnh phụ khoa khác.

Thói quen nhịn tiểu

Nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, làm tăng nồng độ vi sinh vật. Các loại này có thể xâm nhập vào tổ chức tế bào gây viêm nhiễm. Ngoài ra, bàng quang luôn ở trạng thái căng cứng cũng làm nước tiểu chạy ngược vào ống dẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.

Chị em bị viêm niệu đạo có thể sinh hoạt chăn gối không?

Phụ nữ viêm đường tiểu nên kiêng cử chuyện gối chăn để không ảnh hưởng hiệu quả điều trị

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nếu bạn đang bị viêm đường tiểu thì nên kiêng cử chuyện gối chăn. Một là tránh tình trạng lây nhiễm chéo cho người bạn đời. Hai là chuyện “yêu” có thể khiến mức độ viêm nặng hơn, gây trở ngại cho quá trình điều trị.

Tốt nhất, nên hạn chế tối đa "chuyện ấy" cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không thể từ chối thì vẫn có thể "yêu" nhưng cần lưu ý:

Sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm và khiến bệnh nặng hơn.

Vệ sinh cơ quan Sinh d*c sạch sẽ và đúng cách trước/sau khi quan hệ.

Giao hợp nhẹ nhàng, tránh hiện tượng trầy xước gây tổn thương bộ phận Sinh d*c và niệu đạo.

Đi tiểu ngay sau khi giao hợp khoảng 10 phút để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi niệu đạo.

Nếu sau quan hệ nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc trong thời gian điều trị bệnh viêm niệu đạo theo chỉ định của bác sỹ mà triệu chứng viêm niệu đạo không có dấu hiệu thuyên giảm hãy gặp bác sỹ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

Viêm đường tiểu ở phụ nữ có triệu chứng gì và có thể phòng ngừa không?

Thông thường, triệu chứng viêm đường tiểu chủ yếu gồm có tiểu buốt, tiểu nhiều lần, một số người còn có máu lẫn trong nước tiểu. tuy nhiên, để phán đoán chuẩn xác nguyên nhân gây bệnh thì chị em tốt nhất cần đến bệnh viện để kiểm tra các chỉ số, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Khi có triệu chứng viêm đường tiểu bạn nên đi khám chuyên khoa để tìm đúng nguyên nhân và chữa trị sớm

Bình thường, chị em cần chú ý vấn đề vệ sinh thân thể, nhất là ở các thời điểm đặc thù như kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, trước và sau khi quan hệ T*nh d*c. Ngoài ra, bạn nên khích lệ người chung chăn gối cũng có thói quen khám sức khỏe định kỳ để không bị lây nhiễm chéo.

Chế độ ăn uống cần đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm bệnh. Chú ý, bạn không nên áp dụng những biện pháp điều trị viêm đường tiểu chỉ qua truyền miệng chưa có cơ sở và chứng thực để tránh lợi bất cập hại.

Theo Familydoctor

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/vi-sao-phu-nu-de-bi-viem-duong-tieu-nam-duoc-nguyen-nhan-se-giup-chi-em-biet-phai-lam-the-nao-trong-chuyen-chan-goi-20211028113433827.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ông xã em gần đây bị tức nặng ở bộ hạ, đi khám xét nghiệm phát hiện viêm tinh hoàn?Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu? viêm tinh hoàn có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không ?
  • Bí tiểu (khó tiểu) là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn, gặp nhiều ở người trưởng thành. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt.
  • Khoảng 3 ngày nay cháu bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ đi được rất ít nhưng buốt. Có phải cháu bị viêm đường tiết niệu không và dùng Thuốc như thế nào?
  • ồ công anh còn gọi rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác. Bồ công anh Nam (cây có hoa màu vàng còn gọi là hoàng hoa địa đinh...
  • Viêm bàng quang là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị dứt điểm có thể gây viêm thận, dẫn tới suy thận.
  • Theo tài liệu cổ đạm trúc điệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.
  • Viêm tuyến tiền liệt (TTL) là một bệnh thường gặp ở tuổi thành niên. Bệnh phân ra 2 loại: viêm TTL cấp tính và viêm TTL mãn tính.
  • Amoxicillin là một loại kháng sinh rất quen thuộc, để tăng tính hiệu quả của Thu*c ngày nay người ta đã phối hợp amoxicillin với các thành phần khác.
  • Em 20 tuổi, mấy hôm trước thủ dâm và khi xuất tinh thì cảm thấy đau rát ở niệu đạo. Trước đó em có dùng xà phòng tắm.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY