Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt cấp tính Y học cổ truyền

Viêm tuyến tiền liệt (TTL) là một bệnh thường gặp ở tuổi thành niên. Bệnh phân ra 2 loại: viêm TTL cấp tính và viêm TTL mãn tính.
Viêm tuyến tiền liệt (TTL) cấp tính thường lá thứ phát của viêm niệu đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn, viêm bàng quang hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng và trực khuẩn loại bạch hầu.

Theo Đông y, viêm TTL cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu làm cho kinh lạc bị bế tắc, khí huyết bị ứ trệ, khí hóa vùng bàng quang bị rối loạn.

Triệu chứng: đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt, có khi nước tiểu có máu, sau khi tiểu còn bị nhỏ giọt. Người phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, có cảm giác đầy tức ở vùng hội âm, đau xuyên qua vùng xương cùng, D**ng v*t và phía trong đùi.

Phép trị và bài Thuốc:

Nếu do cảm nhiễm thấp nhiệt (khí nóng và ẩm tạo điều kiện dễ bị viêm nhiễm ), dùng phép thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc để chữa.

Bài Thuốc 1: Long đởm tả can thang, gồm có: long đởm thảo 6 - 8g, sơn chi tử 8 - 16g, hoàng cầm 8 - 16g, sài hồ 4 - 12g, đương quy 8 - 16g, sinh địa 12 - 20g, trạch tả 8 - 16g, xa tiền tử 12 - 20g, mộc thông 4 - 8g, cam thảo 4 - 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trong bài Thuốc này, long đởm thảo là vị Thuốc khổ hàn (vị đắng, tính lạnh), chuyên dùng để tả thực hỏa ở can đởm và trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, phối hợp với các vị Thuốc hoàng cầm, chi tử làm tăng tác dụng tả hỏa thanh nhiệt, thêm các vị thanh nhiệt lợi thủy như trạch tả, mộc thông, xa tiền tử giúp trục được thấp nhiệt theo ra đường tiểu.

Các vị Thuốc sài hồ, đương quy, sinh địa trong bài Thuốc có tác dụng sơ can, hoạt huyết, lương huyết, dưỡng âm, giúp điều hòa tác dụng của bài Thuốc, không làm thương tổn âm huyết.

Bài Thuốc 2: Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm, gồm có: tỳ giải 12g, ô dược 12g, ích trí nhân 12g, thạch xương bồ 4 - 12g, bạch phục linh 12g, xa tiền tử 12 - 16g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 12 - 16g, cam thảo 4 - 8g.

Nấu với 750 ml nuớc, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trong bài Thuốc này, vị Thuốc tỳ giải có tác dụng lợi thấp thường dùng chữa tiểu đục, tiểu buốt, nên dược chọn làm chủ dược của phương, phối hợp với các vị Thuốc như: ích trí nhân để hóa khí thông lâm; thạch xương bồ để thông khiếu hóa trọc; ô duợc để phân thanh giáng trọc; cùng với các vị Thuốc như xa tiền tử, bạch mao căn, bạch phục linh, có tác dụng giúp điều hòa khí hóa ở thận và bàng quang, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, rất có hiệu quả.

Bài Thuốc 1: Tuyến tiền liệt viêm thang, gồm có: đan sâm 12 - 16g, bạch chỉ 8 - 12g, xích thược 8 - 12g, đào nhân 8 - 12g, hồng hoa 8 - 12g, thanh bì 6 - 8g, xuyên luyện tử 4 - 6g, nhũ hương 4-6g, một dược 4 - 6g, vương bất lưu hành 12 - 16g, tiểu hồi 2 - 4g, trạch tả 12 - 16g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Bài Thuốc 2: Tiểu kế ẩm tử, gồm có: sinh địa hoàng 20 - 30g, hoạt thạch 16 - 20g, bồ hoàng (sao) 8 - 12g, ngẫu tiết (mắt ngó sen) 12g, sơn chi tử 8 - 12g, tiểu kế 12 - 16g, mộc thông 6 - 12g, đạm trúc diệp 8 - 12g, đương quy (tẩm rượu sao) 12g, cam thảo (chích mật) 4g.

Nấu với 750ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bửa ăn.

Xem tiếp bài 2: bài Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt">bài Thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính vào thứ 5 ngày 11/6/2015

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-viem-tuyen-tien-liet-cap-tinh-y-hoc-co-truyen-15079.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách đây khoảng một vài tuần, tôi lại bị một đợt đi tiểu nhiều lần, lúc đi tiểu thấy đau. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh viêm bàng quang kẽ.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
  • Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hay tuyến nhiếp hộ, là tuyến tiết dịch của cơ quan Sinh d*c nam, nằm ở cửa ngõ của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Sơn chi tử là vị Thu*c từ quả dành dành núi (Gardenia stenophylla Merr.) thuộc họ cà phê (Rubiaceac), tên khác là thủy hoàng chi, thường mọc ở ven bờ suối hoặc chân đồi giáp với ruộng nước.
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY