Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao stress tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp?

MangYTe - Khi xảy ra stress, lo lắng, căng thẳng, cơ thể sản sinh ra một lượng lớn các hormone, các chất trong não, nội tiết để đương đầu với những vấn đề sức khoẻ này.

Hiện nay, bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ Tu vong và tàn phế cao nhất. tổ chức y tế thế giới (who) ước tính, hằng năm có đến 17,5 triệu người Tu vong do các bệnh liên quan đến tim mạch. theo nghiên cứu của hội tim mạch học việt nam, hiện việt nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động.

Chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu thông tin về chương trình trực tuyến đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 17 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16-17/10 tại 3 điểm cầu hà nội và tp hcm do hội tim mạch học việt nam tổ chức, pgs.ts phạm mạnh hùng - viện trưởng viện tim mạch việt nam - cho biết, trước đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp chủ yếu ở độ tuổi từ 60-70 tuổi. thế nhưng, hiện nay, người dưới 40 tuổi chiếm đến 20% trong tổng số các trường hợp bị tăng huyết áp.

Pgs.ts phạm mạnh hùng, viện trưởng viện tim mạch việt nam, phó chủ tịch hội tim mạch học việt nam. ảnh: tl

Đặc biệt, bệnh tim mạch và các tai biến tim mạch càng ngày được phát hiện nhiều ở lứa tuổi từ 25-40. những lý do phổ biến khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ, đó là lạm dụng rượu bia; hút Thu*c (cả chủ động lẫn thụ động); ít vận động; thừa cân, có tiền sử mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp; thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, bị áp lực về tâm lý.

Trên thực tế, tại các cơ sở điều trị bệnh tim mạch từng tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu nhồi máu cơ tim, vỡ tim mà một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh này là do tăng huyết áp, stress.

Trả lời câu hỏi của pv báo gia đình & xã hội về nguyên nhân khiến stress gây tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, pgs.ts phạm mạnh hùng cho biết khi xảy ra stress, lo lắng, căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh ra một lượng lớn các hormone, các chất trong não, nội tiết để đương đầu với những vấn đề sức khoẻ này.

Những cảm xúc, trạng thái như lo lắng, hồi hộp, căng thẳng khiến tim đập nhanh hơn. Nếu duy trì việc lo lắng trong thời gian dài, tim làm việc nhiều, dễ gây tổn thương thành mạch, gia tăng lưu lượng tuần hoàn, gây co thắt mạch máu hoặc gây xơ vữa thành mạch. Đây là thủ phạm chính gây gia tăng huyết áp.

Cũng theo các chuyên gia tim mạch, chưa có bằng chứng nào cho thấy, stress đơn độc có thể gây ra tăng huyết áp. nhưng stress lại có thể dẫn tới các thói quen có hại khác, bao gồm phản ứng thái quá, rượu bia và mất ngủ thậm chí tìm đến ăn uống không điều độ. các hệ quả do stress gây ra, như rối loạn lo âu, trầm cảm, lối sống cô lập khỏi cộng đồng xung quanh, có thể là nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Điều đáng nói, theo pgs.ts phạm mạnh hùng, những nguyên nhân gián tiếp (như stress khiến dễ tìm đến chất kích thích, bia, rượu, Thu*c lá, ăn uống...) có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng cao hơn là cơ chế bệnh sinh.

Mức gia tăng huyết áp trong các cơn stress có thể khá cao. nhưng khi các yếu tố gây stress không còn hiện diện, huyết áp sẽ trở lại bình thường. tuy nhiên, nếu các đỉnh gia tăng huyết áp này xuất hiện một cách thường xuyên, nó rất dễ gây tổn thương đến các cơ quan đích, như mạch máu, tim và thận, tương tự như cơ chế gây tổn thương cơ quan đích trong bệnh lý tăng huyết áp.

Kiểm soát stress không trực tiếp làm giảm huyết áp, mà nó tác động gián tiếp thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống và thay đổi lối sống.

Theo pgs.ts phạm mạnh hùng, hiện vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. vì vậy, đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 17 mong muốn truyền thông một cách trực tiếp tại cộng đồng để người dân có những kiến thức và hiểu biết đề phòng và tránh bệnh lý hết sức nguy hiểm này.

Thu Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/vi-sao-stress-tang-nguy-co-benh-tim-mach-tang-huyet-ap-20201015113047878.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY