Viêm của những màng tế bào giống màng hoạt dịch trên những chỗ nổi gồ của xương có thể thứ phát sau chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh lý khớp như gút, viêm khớp dạng thấp hoặc thoái khởp. Vị trí thường gặp nhất là những túi thanh dịch dưới cơ denta, mỏm khủyu, ụ ngồi, mấu chuyển lớn, túi Baker và túi thanh dịch trước xương bánh chè.
Có một số cách để phân biệt viêm bao thanh dịch với viêm khớp. Viêm bao thanh dịch so với viêm khớp thường bắt đầu đột ngột hơn và thường gây tăng cảm giác đau và sưng tại chỗ. Ví dụ trong bao thanh dịch mỏm khủyu gây ra sưng nề hình quả trứng ngỗng ở mỏm khủyu, trong khi viêm khớp khủyu gây ra sưng nề toàn bộ khớp. Tương tự, một bệnh nhân có viêm bao thanh dịch, trước xương bánh chè có một khối nề nhỏ tại đỉnh của khớp gối mà không có sưng nề của cả khớp gối. Hạn chế vận động và chủ động thường gặp trong viêm khớp hơn là trong viêm bao thanh dịch, ở bệnh nhân bị viêm bao thanh dịch mấu chuyển lớn khi cử động xoay trong của khớp háng bình thường trong khi bị viêm khớp thì hạn chế. Viêm bao thanh dịch do chấn thương đáp ứng với điều trị bằng chạy nhiệt tại chỗ, nghi ngơi, các Thu*c chống viêm giảm đau không steroid và tiêm corticosteroid tại chỗ.
Viêm bao thanh dịch có thể do nhiễm khuẩn. Hai vị trí thường bị là mỏm khủyu và trước xương bánh chè. Viêm bao thanh dịch cấp ở hai vị trí này cần chọc dò để loại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn. Không có sốt cũng chưa loại trừ được nhiễm khuẩn và khoảng 1/3 bệnh nhân viêm bao thanh dịch mỏm khuỷu nhiễm trùng không có sốt. Chất thanh dịch, có số lượng bạch cầu trên 1000/µL thường là biểu hiện của viêm do nhiễm khuẩn, do viêm khớp dạng thấp, gút. Trong viêm bao thanh dịch nhiễm khuẩn, số lượng bạch cầu thường khá cao, trên 50.000/µL. Hầu hết các trường hợp viêm bao thanh dịch nhiễm khuẩn là do tụ cầu, nhưng chỉ 2/3 bệnh nhân có nhuộm Gram dương tính. Điều trị gồm kháng sinh, chọc hút dịch nhiều lần khi có tiết dịch nhiều. Cần cho nhập viện những bệnh nhân nghiện rượu, đái tháo đường hoặc những bệnh lý khác.
Những túi thanh dịch có thể gây ra triệu chứng khi bị vỡ, đặc biệt đối với kén Baker. Khi vỡ kén Baker có thể gây sưng, đau cẳng chân, dễ nhầm với huyết khối tĩnh mạch khoeo. Có thể phát hiện vỡ kén bằng siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp khớp. Hầu hết bệnh nhân không cần phải làm những thăm dò này bởi vì kén Baker đơn thuần hoặc kết hợp với tràn dịch khớp gối thường xác định được qua thăm khám thực thể. Điều quan trọng là phải loại trừ huyết khối tĩnh mạch khoeo hơn là nhận ra được kén Baker. Điều trị vỡ kén gồm nghỉ ngơi, kê cao chân, tiêm triamcinolon 20 - 40 mg vào khớp gối (ổ khớp thường thông thương với kén). Ở một số hiếm trường hợp, kén chèn ép vào các mạch máu, gây phù chân và gây ra huyết khối tĩnh mạch khoeo thực sự.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid điều trị dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới