Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Viêm da cơ địa ở trẻ: Xử lý như thế nào?

Viêm da cơ địa (bệnh chàm) là bệnh da liễu mạn tính phổ biến. Tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ nhỏ.

Bệnh của trẻ nhỏ

TS-BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng Khám Da liễu cơ sở II, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết, viêm da cơđịa xảy ra do những bất thường ở hệ thống miễn dịch khiến một số chất trong hàng rào bảo vệ của dathiếu hoặc có chỉ số thấp hơn thông thường. Da bị khô, suy yếu, những yếu tố gây dị ứng dễ xâm nhậpvào da tạo nên phản ứng miễn dịch dị ứng và gây viêm ở vùng da bị tác động.

Bệnh tập trung ở trẻ sơ sinh và thường khởi phát khi trẻ được ba-sáu tháng tuổi, lúc này hệ miễndịch và tiêu hóa của trẻ chưa ổn định. Bệnh kéo dài đến khi trẻ hai-ba tuổi và bắt đầu giảm dần, cótính ổn định hơn ở tuổi lên bốn-năm. Tuy nhiên, đến sau 40 tuổi, khi hệ miễn dịch hoạt động yếu,gan lọc kém hơn, bệnh có thể quay trở lại với những người đã từng mắc.

Biểu hiện của bệnh chủ yếu ở trên mặt, tập trung vùng trán, má và cằm với những vệt hồng ban màuđỏ, gây ngứa. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh biểu hiện thành những mụn nước, chảy thành dịch, đóngthành mảng và bong tróc dạng vảy. Nếu bị bội nhiễm, vùng da viêm sẽ nhiễm trùng, xuất hiện mụn mủ,gây tổn thương và loét da.

Ở giai đoạn này, sau khi được điều trị vẫn để lại sẹo và vết thâm trênda. Trường hợp bệnh bị bội nhiễm lan đến tay, chân, toàn thân, đặc biệt ở những nếp gấp, những vùngda mỏng thì sẽ gây nhiễm trùng toàn thân và gây sốt. Thậm chí, trường hợp xấu nhất (rất hiếm gặp),vi khuẩn có thể đi vào trong máu gây nhiễm trùng huyết và dẫn đến Tu vong.

Ảnh minh họa: Internet

Điều trị: tránh lạm dụng Thu*c

Chàm thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh: vẩy nến, viêm da tiếp xúc, rôm sảy (ở trẻ em), nấmda. Do vậy, cần phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn để xác định bệnh. Cụ thể, ở trẻ nhỏ (dưới năm tuổi),vị trí thương tổn điển hình của bệnh tập trung ở vùng mặt, vùng da mặt trong của tay chân. Biểuhiện bệnh ở trẻ trên năm-sáu tuổi hay người lớn là tình trạng da trông dày lên, tạo thành nhữnghình ô vuông, mặt trong những vùng nếp gấp bị tăng sừng lên, không bị phù nề, tiết dịch như trẻnhỏ.

Chàm còn thường xuất hiện ở những người mắc các bệnh dị ứng khác như hen, viêm mắt, mũi dị ứng.Những người bị khô da, viêm môi (khô, nứt, bong vảy), thâm quầng mắt, dị ứng thức ăn, bị chứng vẽnổi (khi dùng tay vẽ lên da sẽ nổi rõ đường vẽ) cũng là những đối tượng dễ bị chàm.

Thông thường, ban đầu bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng Thu*c thoa tác dụng mạnh, trong Thu*c có chứacorticoid để khắc chế bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ nên thoa Thu*c tối đa 14 ngày, đặc biệt nếuthoa lượng Thu*c lớn, trên diện rộng thì càng nên hạn chế thời gian thoa. Bởi nếu thoa nhiều trêndiện rộng, trong thời gian dài, Thu*c có thể thấm qua da, vào máu, làm teo da, giãn mao mạch, vàngda, bị mất máu hoặc rậm lông.

Đồng thời, người bệnh còn bị lệ thuộc vào Thu*c, khi thoa thì bớt,nếu ngưng bệnh lại nặng. Sau một liều mạnh khoảng 7-14 ngày, người bệnh nên chuyển sang loại Thu*ckhác có tác dụng nhẹ hơn, có thể thoa trong thời gian dài.

TS-BS Lê Ngọc Diệp lưu ý, hiện có nhiều nơi bán Thu*c Nam dạng viên chữa viêm da cơ địa, bệnhnhân không nên uống một cách tùy tiện. Đồng thời cũng không nên dùng corticoid dạng uống vì đây làchất làm suy giảm miễn dịch, sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như tăng huyết áp, tiểu đường,loãng xương…

Chăm sóc: yếu tố quan trọnghạn chế bệnh

Người bị chàm rất nhạy cảm và có phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài như hóa chất tẩy rửa,khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo và những thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì vậy, cách tốt nhất để bệnhkhông trở nặng, không tái phát là cần có chế độ dinh dưỡng, phòng tránh và chăm sóc phù hợp để loạitrừ các yếu tố tác động.

Trẻ bị viêm da cơ địa dễ bị dị ứng với các loại sữa phổ biến, trong trường hợp này, có thể đổisang loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành hoặc sữa thủy phân cho trẻ. Một số loại thực phẩm như hảisản, thịt bò, trứng… sẽ gây kích ứng cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát để xác định đúng loạithức ăn gây dị ứng và không nên vì sợ trẻ bị thiếu chất mà tiếp tục cho trẻ ăn. Hãy thay thế bằngnhững thực phẩm có dưỡng chất tương đương nhưng không gây dị ứng. Trẻ sẽ không thể hấp thu đượcnhững thực phẩm gây dị ứng, hơn nữa còn làm cho tình trạng viêm da tăng nặng.

Nếu đang cho con búmà bé bị chàm thì mẹ cũng phải kiêng những thức ăn gây dị ứng. Rất nhiều phụ huynh gặp sai lầmtrong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chàm. Vì sợ con bị thiếu chất nên vẫn tiếp tục cho con ăn nhữngthực phẩm không phù hợp. Do vậy, khá nhiều trẻ viêm da cơ địa nhẹ cân hoặc có nguy cơ suy dinhdưỡng.

Luôn luôn chống khô da bằng Thu*c dưỡng ẩm để giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, kể cả lúc đangbị bệnh hay đã hết, thoa ngay sau khi tắm, lúc da còn ẩm. Điều đó sẽ giúp da lành lâu hơn và tránhtái phát hiệu quả. Song song đó, nên hạn chế tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa. Tuyệt đối không dùngphấn rôm hoặc các sản phẩm chăm sóc cơ thể có mùi hương vì đó là những nguyên nhân gây phátbệnh.

Cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng nhưng không dùng các chất tẩy rửa. Các chất liệu sinhbụi như len, dạ, bông… cần được tránh tuyệt đối. Sở thích nuôi thú trong nhà như chó, mèo, chim…hoặc trồng hoa cần được gác sang một bên nếu bé nhà bạn bị bệnh chàm.

AloBacsi.vnTheo Phụ Nữ TP.HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-da-co-dia-o-tre-xu-ly-nhu-the-nao-n66229.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào mùa nắng, bảo vệ làn da là quan tâm hàng đầu của nhiều người. Hầu hết chúng ta đều chú ý chọn kem chống nắng, mũ nón, quần áo dày để bảo vệ da, tránh những tác hại của ánh nắng như sưng viêm, oxy hóa, tổn hại đến DNA và các loại bệnh khác liênquan đến làn da.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY