Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Viêm màng não do phế cầu: chẩn đoán và điều trị

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Sốt, đau đầu, tri giác biến loạn.

Hội chứng màng não.

Thấy có song cầu khuẩn gram ( ) khi nhuộm gram dịch não tủy. Trường hợp điều trị dở dang, có thể dùng xét nghiệm điện di miễn dịch ngược dòng và thấy dương tính.

Phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và đứng hàng thứ hai ở trẻ em trên 6 tuổi. Có thể gặp chấn thương sọ não, viêm xoang, rỉ dịch não tủy trước khi viêm màng não mủ do phế cầu.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Khỏi bệnh nhanh gồm: sốt, đau đầu, lui biến tri giác có thể bị viêm phổi. So với viêm màng não do màng não cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại nổi trội dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Biểu hiện cận lâm sàng

Trường hợp điển hình dịch não tủy có > 1000 bạch cầu /mm3, và > 60% là bạch cẩu đa nhân trung tính, đường dịch não tủy < 40mg/dl tức là < 50% nồng độ đường máu cùng thời điểm. Protein thường > 150mg/dl. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào dịch não tủy cũng điển hình như vậy. Nhiều trường hợp có sự thay đổi không đáng kể đến mức ngạc nhiên, và không khác mấy so với những biến đổi gặp trong viêm màng não vô khuẩn.

Nhuộm gram dịch não tủy có thể thấy có vi khuẩn trong 80 - 90% các trường hợp. Nếu chưa điều trị, thường là cấy máu và cấy dịch não tủy đều dương tính. Tìm kháng nguyên phế cầu bằng các phản ứng latex hoặc điện di miễn dịch ngược dòng dịch não tủy cho kết quả kém nhậy hơn nhuộm gram, nhưng có thể rất hữu ích trong trường hợp đã được điều trị kháng sinh dở dang.

Điều trị

Cần bắt đầu điều trị kháng sinh ngay khi có nghi ngờ viêm màng não mủ. Nếu việc chọc dò dịch não tủy buộc phải trì hoãn (đợi kết quả chụp cắt lớp để loại trừ khối u chẳng hạn) thì cần dùng ngay 4g ceftriaxon tĩnh mạch ngay sau khi cấy máu (thường dương tính trong 50% trường hợp). Người ta hay dùng ceftriaxon hơn penicillin trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ vì hiện nay có xu hướng phế cầu kháng penicillin ngày một tăng. Nếu dị ứng với penicillin thì có thể dùng chloramphenicol 1,5g mỗi lần, ngày 4 lần tiêm tĩnh mạch, nhưng đôi khi một số chủng kháng chéo cả penicillin và chloramphenicol. Liệu trình điều trị thường là từ 10 - 14 ngày.

Cách điều trị các chứng kháng penicillin đến nay vẫn chưa biết rõ. Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy. Nếu các chủng kháng penicillin rất mạnh (MIC penicillin > 2µg/ml), ceftriaxon hoặc cefotaxim có thể không có tác dụng. Khi MIC của ceftriaxon hoặc cefotaxim < 0,5µg/ml thì điều trị 1 trong 2 Thu*c này có thể có hiệu quả tốt. Khi MIC > 1µg/ml, thường phải phối hợp 1 trong 2 Thu*c trên (ví dụ ceftriaxon 2g x 2 lần/ngày) với rifampin 10mg/kg/ngày (đến 600mg/ngày) tiêm tĩnh mạch, hoặc với vancomycin 30mg/kg/ngày (đến 2g/ngày), chia làm 2 - 4 lần trong ngày. Kết quả thí nghiệm trên súc vật cũng cho thấy cách phối hợp này là có hiệu quả. Nếu không có sự cải thiện về lâm sàng mặc dù đang được điều trị bằng cephalosporin thế hệ 3 và rifampin hoặc vancomycin thì cần chọc dò dịch não tủy lại để xét nghiệm vi khuẩn học và làm kháng sinh đồ.

Vai trò bổ trợ của corticoid trong điều trị viêm màng não vẫn còn chưa thống nhất. Nếu có biểu hiện tăng áp lực nội sọ, hôn mê, liệt khu trú thì có thể dùng dexamethason 0,15mg/kg tiêm tĩnh mạch ngây 4 lần. Ở người lớn, dexamethason có thể ngăn cản việc xâm nhập của vancomycin và ceftriaxon vào khoang não tủy, làm giảm hiệu quả các kháng sinh này trong trường hợp vi khuẩn kháng penicillin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/viem-mang-nao-do-phe-cau-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY