Bài giảng tai mũi họng hôm nay

Viêm tấy quanh amiđan: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán điều trị tai mũi họng

Viêm tấy mủ quanh amiđan có thể tự vỡ, chảy mủ vào họng và để lại sẹo cứng, rúm. Mủ cũng có thể qua thành họng vào khoang trước trâm hay dưới hàm gây viêm tấy mủ quanh họng.

Khái niệm

Viêm tấy quanh amiđan là sự viêm nhiễm của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài vỏ bọc amiđan. Bệnh thường thấy ở thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy vậy người lớn tuổi đôi khi cũng mắc.

Nguyên nhân

Bệnh thường sảy ra do có ổ viêm ở bên cạnh chủ yếu do viêm amiđan, đôi khi gặp do viêm lợi…

Xuất phát từ ổ viêm bên cạnh lan bằng con đường bạch huyết thâm nhập vào tổ chức quanh amiđan gây ra viêm tấy quanh amiđan. Có khe ở cực trên amiđan gọi là khe (Sinus Tourtual) rất dễ viêm nhiễm và lan rộng xuống dưới. Cũng có khi các viêm nhiễm ở đáy lưỡi cũng gây nên viêm quanh amiđan

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Sốt 38-390C, người mệt mỏi, bộ mặt nhiễm khuẩn.

Đau họng rõ rệt, thường đau lan lên tai, đau tăng khi há miệng, khi nuốt nên bệnh nhân có ứ đọng nước bọt trong miệng, hơi thở hôi. Đặc biệt chỉ khu trú ở một bên họng.

Hạch góc hàm to và đau ở một hoặc hai bên.

Khám họng: niêm mạc họng đỏ, thành bên họng sưng tấy đỏ bầm. Tuỳ theo vị trí của ổ mủ có:

Thể trước trên: thường hay gặp nhất, ổ mủ ở vùng trước trên quanh bao amiđan làm màn hầu và 1/3 trên trụ trước sưng phồng, căng, mềm, lấn vào trong họng. Lưỡi gà cũng nề, tấy và bị đẩy lệch sang bên đối diện. Amiđan bên bệnh to, bị đẩy dồn vào trong và xuống dưới, mặt tự do bị che lấp một phần, phần còn lại có những đám mủ hay giả mạc trắng.

Thể sau: ổ mủ ở phía sau của bao amiđan làm trụ sau phồng, tấy và bị đẩy lấn vào trong họng. Amiđan bên đó bị đẩy ra trước gây nuốt khó, nuốt đau, lan lên tai rõ rệt.

Thể dưới: ổ mủ ở phía dưới bao amiđan, thường gây viêm tấy cả amiđan lưỡi, nên ngoài sưng tấy, phồng một bên amiđan, ta còn thấy đáy lưỡi, nếp lưỡi thanh thiệt cũng bị tấy đỏ, sụn thanh thiệt cụp xuống che lấp một phần thanh quản. Bệnh nhân thường đau tăng rõ rệt khi nuốt, khi cử động lưỡi, nói không rõ tiếng và khó thở nhẹ.

Chẩn đoán phân biệt

Giang mai giai đoạn II: màn hầu sưng đỏ nhưng không đau, BW ( ).

Ung thư amiđan khẩu cái: thương tổn toàn bộ bề mặt amiđan và xâm lấn ra tổ chức xung quanh.

Diễn biến

Viêm tấy mủ quanh amiđan có thể tự vỡ, chảy mủ vào họng và để lại sẹo cứng, rúm. Mủ cũng có thể qua thành họng vào khoang trước trâm hay dưới hàm gây viêm tấy mủ quanh họng.

Gây biến chứng mạch máu như: gây nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch hay rạn vỡ mạch máu phần amiđan (rất hiếm gặp).

Viêm tấy mủ quanh amiđan thường hay bị tái phát, có khi ngay sau vài tuần, nhất là ở những người có cơ địa suy yếu.

Xử trí

Khi viêm tấy chưa thành túi mủ: điều trị đơn thuần bằng kháng sinh liều cao, đồng thời có khí dung, bôi họng.

Khi túi mủ đã hình thành: cần chích tháo mủ: gây tê tại chỗ bằng Xylocain 6% hay Lidocain 1%.

Dùng dao nhọn, nhỏ chọc vào chỗ phồng nhất, kéo dọc xuống theo đường song song với trụ amiđan dài độ 1 cm, sau đó dùng kẹp Lubet-Barbon đưa vào sâu, banh rộng hai mép cho mủ trào ra hoặc hút sạch. Có thể để một mảnh bấc hay cao su dẫn lưu từ ổ mủ ra ngoài họng.

Sau khi chích tháo mủ, cần cho kháng sinh liều cao trong 10 ngày và theo dõi, nếu thấy bít lại và còn phồng thì cần banh lại để tháo mủ tiếp.

Để tránh tái phát, nên thực hiện cắt amiđan sau vài tuần khi viêm tấy mủ đẫ ổn định.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgtaimuihong/benh-hoc-viem-tay-quanh-amidan/)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Mỗi năm có hàng ngàn người gặp những vấn đề với cơ quan nhỏ này do nhiễm trùng tái diễn và viêm họng. Và, may mắn thay, nếu bạn không còn là một đứa trẻ, thì bạn không thực sự cần đến chúng. Vậy amiđan là gì và tại sao chúng ta lại cần có nó?
  • Tôi 30 tuổi, hay bị viêm họng và viêm amiđan, thỉnh thoảng khạc ra những chấm mủ bằng hạt tấm rất hôi.
  • Hầu hết các bệnh nhân có vấn đề về amiđan khi được bác sĩ Tai Mũi Họng (TMH) kết luận cần phải cắt bỏ để bảo vệ sức khỏe thì đều có một hay vài nỗi lo sợ
  • Thời tiết thay đổi, nhiều bệnh tật xuất hiện, trong đó có bệnh viêm amiđan cấp, mạn tính. đặc biệt, viêm amiđan hốc mủ dễ tái phát và gây biến chứng nguy hiểm.
  • Nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí quốc tế Fertility and Sterility của trường Đại học Dundee (Vương quốc Anh) đã đem tới tin vui cho những phụ nữ thời trẻ
  • Viêm amiđan là tình trạng nhiễm trùng ở amiđan, có thể gây nhiều khó chịu. Bệnh có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
  • Không chỉ thường gặp trong mùa lạnh, các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi họng, amiđan,... cũng gia tăng khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Ở nơi này nhất là ở trẻ em rất hay bị nhiễm khuẩn. Vậy việc sử dụng Thuốc trong các bệnh này như thế nào?
  • Cách đây 4 ngày cháu thấy đau ở cổ và có đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng hạt và khuyên cắt amiđan để tránh những ảnh hưởng về sau.
  • Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amiđan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau tai. Vậy khi bị viêm amiđan bạn nên cắt hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY