Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc trị viêm amiđan Y học cổ truyền

Không chỉ thường gặp trong mùa lạnh, các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi họng, amiđan,... cũng gia tăng khi thời tiết thay đổi thất thường.
Không chỉ thường gặp trong mùa lạnh, các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi họng, amiđan,... cũng gia tăng khi thời tiết thay đổi thất thường. Nếu không được điều trị sớm và triệt để rất dễ dẫn đến viêm phế quản, phổi. Sau đây là một số bài Thuốc trị viêm amiđan cấp và mạn để bạn đọc tham khảo áp dụng.

y học cổ truyền gọi là hầu nga hay phong nhiệt nhũ nga. Nguyên nhân do nhiệt độc ở phế vị bên trong kết hợp với phong nhiệt bên ngoài gây ra. Bệnh được chia làm 2 thể:

Thể nhẹ (ngoại cảm phong nhiệt): Người bệnh có biểu hiện sợ lạnh, nhức đầu, amiđan sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch phù hoạt sác. Phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu. Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị 8g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị 12g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh mỗi vị 16g; cát cánh, xạ can mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thanh yên lợi cách thang gia giảm: ngưu bàng tử 12g; bạc hà, cát cánh mỗi vị 6g; kim ngân hoa 40g; liên kiều 16g; cam thảo, hoàng cầm, hoàng liên mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa, huyền sâm mỗi vị 16g; liên kiều, đạm trúc diệp, ngưu bàng tử mỗi vị 12g; cam thảo 8g; cát cánh 6g; kinh giới, bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể nặng (hỏa độc hay nhiệt độc ở phế vị): Người bệnh có biểu hiện sốt cao, miệng khô, tuyến amiđan sưng to, loét hoặc hóa mủ; họng đau nhiều, người bệnh ăn uống khó, nổi hạch ở dưới hàm, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng đầy, mạch sác hữu lực. Phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc ở phế vị; hoạt huyết, trừ mủ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: kim ngân hoa, thạch cao sống mỗi vị 20g; sinh địa, huyền sâm, cam thảo nam mỗi vị 16g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì mỗi vị 12g; xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống 40g; kim ngân hoa, huyền sâm mỗi vị 16g; hoàng cầm, liên kiều, đạm trúc diệp, sơn chi tử mỗi vị 12g; cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm: kim ngân hoa 40g; liên kiều, ngưu tất mỗi vị 20g; hoàng cầm, sơn đậu căn, xích thược, huyền sâm mỗi vị 12g; xạ can 8g; hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu táo bón thêm đại hoàng 8 - 12g.

y học cổ truyền gọi là hư hỏa nhũ nga. Nguyên nhân do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa vượng lên trên gây bệnh. Người bệnh hay bị viêm amiđan tái phát, miệng khô hơi đau, miệng hôi, ho khan, sốt nhẹ, người gầy yếu, mệt mỏi. Phương pháp chữa là dưỡng âm thanh phế, hoạt huyết tiêu viêm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất mỗi vị 12g; huyền sâm 16g; xạ can 8g; thăng ma 6g; cát cánh 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Lục vị địa hoàng gia giảm: sinh địa 16g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, thiên hoa phấn, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm: sinh địa 20g; huyền sâm, bạch thược, đan bì mỗi vị 12g; mạch môn, bối mẫu, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi vị 8g; cam thảo, bạc bà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Ích khí thanh kim thang gia giảm: sa sâm, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì mỗi vị 12g; xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu miệng hôi thêm thạch hộc, tri mẫu mỗi vị 12g; ho khan thêm hạnh nhân 8g, bối mẫu 6g.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-viem-amidan-y-hoc-co-truyen-15213.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.