Theo Bộ Y tế, trong ba tháng qua cả nước đã khẩn trương vào cuộc chiến đấu với đại dịch COVID -19 và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tính đến ngày 8/4, Việt Nam có 251 ca mắc bệnh. Trong đó có 122 người đã khỏi bệnh. Điều đặc biệt, Việt Nam là một trong ba nước tại khu vực Đông Nam Á chưa có ca nào Tu vong. Cả nước đang bước vào giai đoạn quyết định nhằm đánh bại đại dịch với tinh thần và ý chí Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tính đến 9h ngày 8/4/2020:
Thế giới: 1.425.932 người mắc, 81.978 người Tu vong. 210 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 14.742 số ca Tu vong là 496.
- Việt Nam đứng thứ 103/210 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN, không có ca Tu vong.
Trong đó:
- Số ca được công bố khỏi bệnh: 122
- 129 ca bệnh đang được điều trị.
Tổng số ca mắc mới tính từ 9h ngày 7/4 đến 9h ngày 8/4 trên tổng số ca tích luỹ: 6/251.
Trong đó có 3 trường hợp được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng và 3 trường hợp nhiễm được phát hiện tại cộng đồng.
- Hà Nội: 103
- TP Hồ Chí Minh: 55
- Vĩnh Phúc: 17
- Ninh Bình: 13
- Bình Thuận: 9
Số ca có xét nghiệm âm tính lần 1 là: 25 (trong đó số âm tính lần 2 là 17)
- Tại bệnh viện: 509
- Tại khu cách ly tập trung: 30.559
- Tại nhà: 43.558
* Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 124
* Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 127
Trong đó có 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng, 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng và 65 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân đã khỏi bệnh đã chiếm gần 50% số bệnh nhân mắc COVID -19 và dự kiến sẽ còn tiếp tục có những ca khỏi bệnh. Việt Nam đã có 3 buổi sáng liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc bệnh mới, một số bệnh nhân nặng tiến triển tích cực, số người phải cách ly tại bệnh viện cũng đã giảm nhiều… Đây là những tín hiệu vui cho thấy hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID -19.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Từ những thành công bước đầu, không chủ quan, tự mãn, cả nước đang bước vào giai đoạn quyết định nhằm đánh bại đại dịch với tinh thần và ý chí Việt Nam, sử dụng các biện pháp tổng hợp về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...
Việt Nam đã làm tốt việc chủ động công khai, minh bạch số người bị nhiễm và phân loại cụ thể; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hỗ trợ một nước láng giềng các thiết bị y tế phục vụ chống dịch.
Việt Nam cũng đã huy động toàn bộ các lực lượng quân đội, công an tự nguyện, dũng cảm chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng, huy động tối đa lực lượng và phương tiện hậu cần phục vụ có kết quả nhiệm vụ chống dịch. Việc mà ít có nước nào làm được.
Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục kiên trì phương pháp tăng cường giám sát ở mọi cấp độ với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện, sàng lọc những người bị lây nhiễm. Huy động tất cả trang thiết bị hiện đại, các loại Thu*c tốt nhất dành cho các bệnh viện với mục tiêu hạn chế thấp nhất không để bệnh nhân Tu vong.
PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc BV Phụ sản TƯ chia sẻ, nhiều thai phụ có tâm lý lo sợ dịch bệnh đến thấp thỏm ăn không ngon ngủ không yên, có người còn lo ngại nhiễm COVID-19 gây hại cho em bé, thậm chí nhờ tư vấn... bỏ thai.
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người bệnh đến khám và điều trị tại các bệnh viện có giảm, nhu cầu sử dụng máu cũng giảm nhưng mỗi ngày, Viện Huyết học và Truyền máu TƯ cần khoảng 700 đơn vị máu để cung cấp cho các bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân nên thay đổi những thói quen dưới đây để tránh lây nhiễm COVID-19.