Tin tức hôm nay

Tin tức

Việt Nam quyết liệt và đổi mới hơn trong phòng, chống dịch Covid-19

MangYTe – Kiên quyết ngăn chặn những ca xâm nhập; thực hiện cách ly triệt để với những ca nghi ngờ; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ hành khách nhập cảnh từ các nước châu Âu, Anh, Mỹ; áp dụng khoa học công nghệ trong kiểm soát hành khách nhập cảnh vào Việt Nam… là những biện pháp quyết liệt và đổi mới của Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn mới.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Phát hiện sớm, kiên trì ngăn chặn những ca xâm nhập

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, nhưng trong giai đoạn mới, chúng ta cần phải quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, triệt để hơn.

Về chiến lược, Việt Nam vẫn kiên trì, quyết liệt với các mục tiêu đề ra như quyết tâm kiên trì ngăn chặn những ca xâm nhập, nhưng có thay đổi phù hợp hơn. “Nếu tiếp tục để những ca bên ngoài xâm nhập, làm lây lan trong cộng đồng thì khả năng đáp ứng của chúng ta hết sức khó khăn. Do đó, chúng ta phải kiên trì và quyết liệt”, Thứ trưởng nói.

Ông Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo với tất cả địa phương phải xác định rõ, coi khối các nước thuộc khu vực Schengen, châu Âu, Anh, Mỹ là những vùng tâm dịch.

Từ ngày 13-3, Việt Nam đã thực hiện việc cách ly y tế với hành khách đến và đi qua các các nước này trên các chuyến bay về Việt Nam để phát hiện những ca nghi ngờ. Và thực tế, trong chuyến bay ngày 13-3 về Việt Nam, nhờ việc triển khai quyết liệt này, chúng ta đã phát hiện kịp thời một ca dương tính (BN 51) và đưa vào cách ly. “Nếu giả sử ca đó xâm nhập vào Việt Nam, sẽ có sự phức tạp như ca 34”, Thứ trưởng cho hay.

Theo Thứ trưởng, hiện Việt Nam vẫn tiếp tục ngăn chặn tại biên giới phía Bắc và khu vực phía Nam, chưa có lệnh nới lỏng tại khu vực này. Việt Nam thực hiện khai báo y tế cho tất cả khách nước ngoài vào Việt Nam. Đây là động thái mạnh mẽ trong ngăn chặn những ca xâm nhập.

Khoanh vùng cách ly ở diện hẹp, bảo đảm đời sống cho người dân

Thành công nhất của Việt Nam là thực hiện hiệu quả trong việc cách ly những trường hợp mắc Covid-19 và cách ly tại cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá cao thành công này của Việt Nam để không lọt những trường hợp nghi nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, việc cách ly y tế của Việt Nam đặc biệt hơn so với một số nước khác. Thí dụ, một số nước cách ly tại nhà với trường hợp tiếp xúc gần. Nhưng ở Việt Nam, các trường hợp tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần là tiến hành cách ly tại cơ sở. Gia đình người bị mắc Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc từ bề mặt, từ đồ dùng chung cũng được cách ly tập trung. Những trường hợp tiếp xúc gần và trực tiếp được cách ly rồi, thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng ở mức thấp.

Thứ trưởng dẫn chứng, thời gian qua, chúng ta phát huy hiệu quả việc cách ly tập trung như tại Sơn Lôi, thực hiện cách ly ở mức độ rộng. Hiện nay, Việt Nam đã có những điều chỉnh theo đúng quy định chặt chẽ hơn, khoanh vùng nhỏ hơn, vừa bảo đảm về đời sống cho người dân mà vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh. “Các địa phương đang làm rất tốt việc này. Chúng tôi luôn nhắc các địa phương phải tiến hành cách ly triệt để, không để lây nhiễm trong khu cách ly. Dù vất vả nhưng vẫn phải làm”, Thứ trưởng nói.

Việt Nam tiếp tục phân tuyến điều trị Covid-19

GS, TS Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu ở đại dịch nên có phương án điều trị khác với các nước khác. Một số nước áp dụng chính sách ca nhẹ thì điều trị tại nhà, có nước thì ca nhẹ cũng đưa vào cơ sở y tế. Nhưng tại Việt Nam, chúng ta tiếp tục phân tuyến ở các tuyến, cả tuyến xã tham gia vào điều trị với những trường hợp nhẹ.

“Quan điểm của chúng ta không tập trung mà phân tán cho tất cả các tuyến điều trị. Chỉ những ca nặng sẽ thực hiện điều trị ở tuyến trên. Chúng ta phải luôn chuẩn bị cho kịch bản diễn biến xấu hơn để ứng phó một cách hiệu quả. Chiến lược điều trị của chúng ta vẫn duy trì như vậy. Về phác đồ điều trị, chúng ta cũng có những thay đổi tiệm cận với tiến bộ khoa học và kinh nghiệm điều trị trên thế giới. Việt Nam đã điều trị khỏi 16 ca và các ca còn lại đang điều trị đều được kiểm soát tốt ở các cơ sở y tế”, Thứ trưởng cho hay.

Thực hiện xét nghiệm Covid-19 với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch

Theo GS, TS Nguyễn Thanh Long, một trong những thay đổi lớn của Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 là thay đổi phương thức, mở rộng hơn đối tượng xét nghiệm. Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã thực hiện trang bị đầy đủ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở xét nghiệm, chỉ đạo các địa phương sản xuất bộ thử nghiệm, trao đổi kỹ thuật giữa các phòng labor với nhau để chuẩn bị cho những việc mở rộng này.

Theo đó, từ hôm nay, tất cả hành khách nhập cảnh từ khối các nước thuộc khu vực Schengen, châu Âu, Anh, Mỹ đều được giám sát về y tế, khai tờ khai y tế, đo thân nhiệt và đặc biệt là thực hiện xét nghiệm ngay tại các cửa khẩu.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng có văn bản chỉ đạo các địa phương, yêu cầu các hành khách nhập cảnh từ khối các nước thuộc khu vực Schengen, châu Âu, Anh, Mỹ trong vòng 14 ngày qua vào Việt Nam phải khai báo tờ khai y tế điện tử nếu chưa khai. Đồng thời, phải tiến hành xét nghiệm hết các đối tượng này. “Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm miễn phí. Chúng ta làm càng nhanh thì càng sớm khoanh lại các khu vực nghi ngờ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Hiện nay, công suất xét nghiệm đang được đẩy nhanh lên, từ thực tế hiện nay đang trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ, sẽ cố gắng rút ngắn thời gian trả kết quả trong thời gian tới đây.

Khoa học công nghệ hỗ trợ hiệu quả chống dịch Covid-19

Một trong những chiến lược cần thay đổi trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 là khoa học công nghệ để truy suất hành khách, quản lý các trường hợp bệnh, trường hợp tiếp xúc với người bệnh.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ các đơn vị công nghệ, Bộ Y tế đã khai trương trang tin cung cấp thông tin kịp thời trên quan điểm minh bạch, không giấu giếm. Bộ Y tế cũng khai trương một loạt app giúp người dân nắm thông tin; Áp dụng tờ khai y tế điện tử quản lý toàn bộ khách nhập cảnh.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu, các cửa khẩu phải thực hiện tốt hơn nữa việc khai báo y tế điện tử để tránh gây ra ùn ứ, ách tắc tại các cửa khẩu, sân bay và làm giảm thời gian từ việc phải nhập dữ liệu từ tờ khai giấy.

Thứ trưởng cho hay, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập văn phòng đặc nhiệm chuyên truy suất nguồn gốc và lịch trình đi lại của hành khách. Trước đây, với chuyến bay VN0054, Việt Nam mất bốn ngày mới kiểm soát được hết hành khách nhập cảnh vào Việt Nam. Trong chuyến bay sau, chúng ta chỉ mất tới hai ngày và hiện nay mất nửa ngày biết hành khách đang ở đâu. “Hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao cho Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phấn đấu việc truy suất này dưới 30 phút. Nhưng để làm việc này không gì khác phải bằng công nghệ. Vừa rồi, chúng ta đã phát triển app khai báo y tế điện tử, khai báo y tế toàn dân. Mọi người phải thực hiện khai báo đầy đủ, chúng ta mới triển khai được việc này hiệu quả”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các cơ sở du lịch, lưu trú có tài khoản kiểm soát hành khách và lượng người lưu trú tại các nơi này. Trước đây dùng biện pháp truyền thống là gửi văn bản xuống từng địa phương thì hiện nay, chúng ta dùng cả khoa học công nghệ để truy xét, tìm kiếm nguồn gốc này.

Thứ trưởng đề nghị các địa phương cùng nhau chia sẻ, tập huấn sử dụng các ứng dụng công nghệ mới để quản lý được những người có nguy cơ, tiến hành khoanh vùng, cách ly triệt để để tránh dịch lây lan trong cộng đồng.

THIÊN LAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43618602-viet-nam-quyet-liet-va-doi-moi-hon-trong-phong-chong-dich-covid-19.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY