Tin tức hôm nay

Tin tức

Việt Nam sẵn sàng mọi kịch bản để phòng, chống dịch Covid-19 thành công

MangYTe- Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho biết, chúng ta đã lên phương án và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi kịch bản để bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 thành công.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Không có chuyện “vỡ trận” trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 30 ca mắc mới được phát hiện tại Việt Nam trong tuần qua, có nhiều ý kiến lo ngại khi xảy ra trường hợp số người mắc tăng nhanh và dịch lây lan rộng thì liệu chúng ta có bị “vỡ trận” giống như tình trạng xảy ra tại các nước Hàn Quốc, Italy, Iran... hay không?

Về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, bệnh Covid-19 khẳng định, không có chuyện chúng ta “vỡ trận” trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện nay chúng ta bước vào giai đoạn 2 của phòng với những kịch bản đã được xây dựng trước đó. Với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Chính phủ và cả hệ thống đã vào cuộc quyết liệt phòng bệnh và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh dịch. Điều quan trọng lúc này chính là người dân cần bình tĩnh, sát cánh cùng Chính phủ, nhân viên y tế trong cuộc chiến bệnh Covid-19.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, bên cạnh công tác kiểm soát bệnh dịch tại cộng đồng mà chúng ta đang làm rất tốt, thì trong công tác khám chữa bệnh, hiện Việt Nam đã lên phương án và chuẩn bị hậu cần, nhân lực và các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu điều trị cho 10.000 người bệnh mắc Covid-19.

Ảnh: Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta có hơn 1.400 bệnh viện công lập, hơn 200 bệnh viện ngoài công lập và 11.000 Trung tâm Y tế. Cùng với đó, chúng ta đã có phân tuyến điều trị rõ ràng, với hàng trăm cơ sở khám, chữa bệnh có khả năng đáp ứng bệnh nhân truyền nhiễm. Ngoài ra chúng ta còn có hệ thống quân y hỗ trợ.

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng đã có Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 từ xa, luôn sẵn sàng với đội ngũ các chuyên gia 28 chuyên ngành hỗ trợ tuyến dưới.

Do đó, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cả trong điều trị lẫn công tác chống lây lan ra cộng đồng.

Chúng ta có phác đồ điều trị được đánh giá là hiệu quả

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện nay công tác điều trị cho bệnh nhân dương tính với Covid-19 chủ yếu dựa vào triệu chứng vì chưa có Thu*c đặc hiệu. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có tiểu sử bệnh nền thì cần phải đặc biệt quan tâm và theo dõi sát. Kết quả điều trị khỏi cả 16/16 ca mắc Covid-19 trong giai đoạn 1 là tương đối khả quan.

Ngay từ những ngày đầu khi có thông tin về dịch bệnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chỉ đạo quyết liệt ngành y tế và các bộ, ngành liên quan phòng chống dịch Covid-19.

Trong hệ thống khám chữa bệnh, ngành y tế đã ngay lập tức họp hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, có tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc và Nga. Do đó, đối với căn dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết Âm lịch.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi.

Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện. Ngay sau khi điều trị khỏi cho ba bệnh nhân ra viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam đã tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị một lần nữa, đưa ra những chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng Thu*c, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện đại nhất.

Thêm vào đó, Việt Nam hiện đã tổ chức tập huấn cho tất cả các nhân viên y tế ở các tuyến sẵn sàng đối phó với dịch bệnh, đặc biệt là đề cao việc nhân viên y tế bảo vệ chính mình, bảo vệ người bệnh, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định, thời gian qua chúng ta đã luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và đã có những kết quả khả quan bước đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới như hiện nay thì chúng ta tuyệt đối không được lơ là và chủ quan khi công tác phòng chống dịch bệnh bước vào giai đoạn mới.

Việt Nam quyết liệt và đổi mới hơn trong phòng, chống dịch Covid-19

Ðồng hành cùng người dân phòng, chống dịch Covid-19

NGUYÊN MINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43626402-viet-nam-san-sang-moi-kich-ban-de-phong-chong-dich-covid-19-thanh-cong.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY