Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ xử lý tình trạng ô nhiễm sông ngòi

Chính phủ đề xuất miễn 1.400 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Được biết, hầu hết các lưu vực sông (LVS) của Việt Nam đều có phần liên quốc gia với Trung Quốc, Lào hoặc Campuchia, phần diện tích lưu vực ở ngoài biên giới Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với trong nước. Phần nước mặt cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ vấn đề trên, chính vì vậy nên các dòng sông ở Việt Nam  phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan cũng như sự thiếu hụt, cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

Theo các số liệu liên quan, từ năm 2005, việt nam đã tích cực tham gia kế hoạch chiến lược hành động asean về quản lý tài nguyên nước với mục tiêu nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến phân bổ cung cầu, chất lượng nước và vệ sinh môi trường, kiểm soát thảm họa liên quan đến nước và tăng cường năng lực quản lý. việt nam cũng tham gia cùng nhóm các nước tiểu vùng sông mê công xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước lvs mê công.

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên nước và đảm bảo xử lý triệt đề ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông là nhiệm vụ rất quan trọng. Ảnh TL Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên nước và đảm bảo xử lý triệt đề ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông là nhiệm vụ rất quan trọng. Ảnh TL

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia thực hiện Chiến lược Phát triển hạ lưu LVS Mê Công giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy hội sông Mê Công với mục tiêu là phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích bền vững cho tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nguồn nước, góp phần đạt được tầm nhìn chung là “một LVS Mê Công thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường”.

Trao đổi với pv, đại diện bộ tài nguyên và môi trường cho biết: “quy hoạch phát triển lvs mê công được xây dựng và thực hiện dựa trên các nguyên tắc: bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sử dụng nước công bằng và hợp lý; duy trì dòng chảy trên dòng chính; ngăn ngừa và ngừng các ảnh hưởng có hại và ứng phó với tình trạng khẩn cấp”.

Bên cạnh việc triển khai các hợp tác dự án quốc tế nêu trên, Việt Nam còn tham gia và tổ chức nhiều sự kiện hợp tác quốc tế khác với các chủ đề như an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu của LVS Mê Công hay trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước trong các cơ chế hợp tác khu vực liên quan như Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (LMI) của Mỹ, hợp tác Mê Công - Nhật Bản, Mê Công - Hàn Quốc, hợp tác Mê Công - Lan Thương; tham gia Công ước về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy năm 2014; chủ đề “Phối hợp hành động trong quản lý nguồn nước nhằm định hình Chương trình Nghị sự sau 2015” trong khuôn khổ ASEM...

Như vậy, xét một cách tổng thể  hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trong quản lý LVS tập trung vào các nội dung về tăng cường chính sách và thực thi các nguyên tắc pháp luật quốc tế, khu vực và địa phương hiện nay về nước trong cộng đồng quốc tế; ký kết các văn bản mới để nâng cao chất lượng quản lý môi trường nước; phát triển và cải thiện các cơ chế hợp tác quốc tế; tạo lập cơ chế tài chính bền vững cho các tổ chức liên quốc gia về môi trường nước...

Đối với tài nguyên nước nói chung, cục quản lý tài nguyên nước – bộ tài nguyên và môi trường hiện đang triển khai thực hiện lập 5 quy hoạch: quy hoạch tài nguyên nước (quốc gia); quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. quy hoạch tổng hợp lưu vực sông gồm: lvs ba, vu gia - thu bồn và lvs đồng nai.

Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện lập 08 quy hoạch tổng hợp lvs gồm: bằng giang - kỳ cùng; srêpôk; sê san; hồng - thái bình; cửu long; sông mã; sông cả; kôn - hà thanh. viện khoa học tài nguyên nước triển khai thực hiện lập 2 quy hoạch tổng hợp lvs gồm: lvs hương; trà khúc.

Cùng với đó, các đơn vị liên quan cũng đề cao việc định hướng điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực song toàn quốc; xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông; xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn; xác định thứ tự ưu tiên lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông.

Dương Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-quoc-te-ho-tro-xu-ly-tinh-trang-o-nhiem-song-ngoi-post123434.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY