Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Viết tặng bạn những lúc mệt mỏi: Chủ động mới có thể giải quyết được 80% vấn đề trong cuộc sống

Vấn đề lớn nhất của bạn, có lẽ chính là nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít. Còn tôi thì muốn nói với bạn rằng: chủ động mới có thể giải quyết được 80% vấn đề trong cuộc sống!

Lo âu, trạng thái cảm xúc này có thể khiến con người ta bị đánh gục, tự phủ nhận bản thân rồi chìm đắm trong buồn bã, đau khổ.

Ai cũng có những lúc lo âu và mức độ lo âu khác nhau, nhưng vội vàng cũng được, lo âu cũng kệ, thứ "tôi" muốn có rất nhiều, nhưng đều phải dựa vào sự nỗ lực của mình rồi từng bước từng bước đạt lấy.

1. Tôi sợ không kịp

Lúc trước, có một vài bạn trẻ hay nhắn tin riêng cho tôi nhờ tư vấn, có những bạn vẫn còn đang học cấp 3, có những bạn vừa thi xong đại học, nhưng các bạn ấy đều có một điểm chúng đó là cảm thấy có nỗ lực cũng vô dụng, thành tích của bản thân cũng chỉ được có vậy.

Đối với chuyện học hành và chăm sóc vóc dáng, nỗ lực chắc chắn là chuyện hữu dụng nhất, chỉ là sau một khoảng thời gian ngắn nỗ lực, nhưng chưa thấy được thành quả nên nhiều người cảm thấy nản lòng. Nếu bạn sợ không kịp, vậy thì càng phải trân trọng thời gian hơn, đừng dùng khoảng thời gian vốn dĩ nên học hành hay nâng cao bản thân đi lãng phí, đắm chìm trong game, phim ảnh, chơi bời…

Làm vậy sẽ chỉ khiến nỗi lo âu của các bạn lặp đi lặp lại. Cơm cần phải ăn từng miếng một, đường cũng phải từng bước từng bước đi, còn chưa học cách đi mà đã muốn chạy thì làm sao mà được!

2. Nỗ lực không xứng đáng với khát vọng

Tham vọng lớn, khát khao mãnh liệt, nhưng những điều này đều cần từng bước từng bước thực hiện.

Thứ bạn muốn có rất nhiều, nhưng thứ mà bạn sở hữu lại quá ít, tôi nghĩ đây có lẽ là nguyên nhân lo âu của nhiều người. Muốn có thì lại không với được, với được rồi lại không thích, cảm giác này rất không hay, nó sẽ ép nát bạn, khiến bạn hoài nghi rằng có phải mình sẽ không bao giờ có được cuộc sống mà mình mong muốn hay không.

Thứ bạn muốn có, trước giờ không bao giờ là một phát được luôn, mà cần bạn thử và kiên trì rèn dũa mỗi ngày, chiến đấu lại sự lười biếng, thảnh thơi và thoải mái trước đó.

Khi người khác đang nỗ lực, bạn nằm trên giường lo âu, bạn giải quyết được vấn đề mới lạ! Sự phát triển trong năng lực cần tới một nỗ lực chủ động rèn luyện chăm chỉ, không ngừng mài dũa, biến nó trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mình.

3. Không trông thấy tiến bộ, không có thành quả

Có một giai đoạn, tôi vô cùng lo âu, khi đó mới mới tập tành tự mở blog và viết lách, mỗi ngày đọc sách, lựa đề tài, viết bài, cảm thấy mình rõ ràng nỗ lực chăm chỉ như vậy, nhưng lượt đọc lại vô cùng ít, cũng chẳng thấy cho ra được thành quả gì.

Tôi liên tục rơi vào trạng thái nghi ngờ bản thân, hoài nghi quyết định dấn thân vào công việc này khi xưa của mình có phải là quá ngây thơ rồi không. Hơn nữa khi đó, nhìn bạn bè xung quanh, nào là thăng chức, nào là tăng lương, ai cũng có những thành tích nhất định trong sự nghiệp, điều này càng khiến tôi hoang mang hơn.

Nhưng, tôi cũng không phải đứa dễ khuất phục, con đường mà mình đã chọn, mình phải tự bước tiếp. Tôi lập lại mục tiêu từ đầu, không quan tâm tới lượt đọc hay lượt bình luận nữa, thay vào đó đặt ra cho mình xem mỗi tháng phải viết được bao nhiêu bài, làm sao mới có thể tối ưu hóa được nội dung bài viết, phải đọc bao nhiêu cuốn sách, sách trong lĩnh vực gì… Sau này, có một bài viết đạt được thành tựu nho nhỏ, lượng đọc hơn 100 ngàn, nó đem lại cho tôi sự tự tin, và dần dần hình thành nên một chu kì tích cực.

Dịch giả văn học người Nhật Bản Murakami Haruki từng nói: mục tiêu có hạn, có thể khiến cuộc sống trở nên đơn giản.

Khi lo âu, đừng đặt ra quá nhiều mục tiêu vĩ đại cho mình, hãy thiết lập ra những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể hơn, đừng nghĩ tới chuyện gì khác, nỗ lực đi hoàn thành lời hứa của mình là được.

Đừng luôn cứ nghĩ tới những thứ mà mình chưa thể với tới, một người suốt ngày nghĩ đông nghĩ tây, nghĩ tới mất ăn mất ngủ, nghĩ tới nước mắt chạy ngược, vậy sẽ chỉ càng lo âu hơn, mọi thử thách nếu chỉ được hoàn thành ở trong đầu, thì sẽ không thể có được sự tiến bộ.

Đối mặt với vấn đề khó giải quyết, không lẽ chúng ta lại chỉ có thể bị động ngồi chờ vận mệnh an bài thôi ư?

Không, bạn hoàn toàn có thể chủ động đi lựa chọn, rồi từng bước từng bước thông qua hành động thực tế hiện thực hóa khát khao và ước mơ của bản thân. Nỗ lực thay đổi trước giờ không phân sớm muộn.

Vấn đề lớn nhất của bạn, có lẽ chính là nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít. Còn tôi thì muốn nói với bạn rằng: chủ động mới có thể giải quyết được 80% vấn đề trong cuộc sống!

Hân Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/viet-tang-ban-nhung-luc-met-moi-chu-dong-moi-co-the-giai-quyet-duoc-80-van-de-trong-cuoc-song-20200829160047153.chn)

Chủ đề liên quan:

chủ động lo âu nỗ lực

Tin cùng nội dung

  • Các lo âu mạn tính thường đáp ứng tốt với Thu*c benzodiazepin. Các benzodiazepin cho hiệu quả điều trị giống nhau với bệnh nhân lo âu lan tỏa.
  • Không ít người bị chứng lo âu, hoảng sợ bệnh lý nhưng không khám chữa hay tự ý dùng Thuốc. Đó là sai sót cần khắc phục.
  • Trước thông tin về cơn bão MAYSAK xuất hiện, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế các địa phương trong vùng ảnh hưởng bão chủ động đảm bảo công tác y tế trong mưa bão
  • Ngành y tế Hà Tĩnh cũng như các bệnh viện tuyến trung ương có bệnh nhân vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Formosa luôn nỗ lực hết sức để chăm sóc, điều trị cho các trường hợp này
  • Mangyte- Xung quanh việc thực hiện cam kết giảm tải bệnh viện, phóng viên báo Sức khỏeÐời sống đã trao đổi với đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cũng như lãnh đạo các BV cam kết giảm tải.
  • Việc tự sát dẫn đến tình trạng Tu vong có nguyên nhân xuất phát từ các bệnh tâm thần và trầm cảm hay một bức xúc nào đó bị dồn nén trong cuộc sống đời thường mà không tự điều chỉnh được.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Sự lo lắng khiến chúng ta thấy căng thẳng và sợ hãi vì vậy nhiều người thường nhầm lẫn lo âu cũng chính là một dạng stress.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY