Giãn phế quản là bệnh lý khá thường gặp. Hầu hết các bệnh nhân giãn phế quản có triệu chứng lâm sàng điển hình (ho, khạc đờm mủ kéo dài), tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân giãn phế quản không hề có triệu chứng, hoặc có triệu chứng giống hen phế quản... Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể có những biến chứng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, khó thở, suy hô hấp.
Các tổn thương trên thành phế quản thường là nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản. Một số bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây ra các tổn thương này như: viêm phổi nặng, ho gà hoặc sởi, lao, nhiễm nấm tại phổi...
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi dẫn đến giãn phế quản như: bệnh xơ nang, bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phản ứng dị ứng với một loại nấm tên là aspergillus, các rối loạn liên quan đến vận động của nhung mao trong lòng phế quản, hội chứng hít sặc, xảy ra khi bệnh nhân hít thức ăn, chất lỏng, nước bọt hoặc thức ăn trong dạ dày tràn vào phổi. Các bệnh ở mô liên kết như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn...
Một số nguyên nhân khác, như tắc do các khối u lành tính, dị vật lọt vào phế quản cũng có thể dẫn đến giãn phế quản.
Vỗ rung lồng ngực đúng cách hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
Khi ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp-xe phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng, mủ phế quản, nhiễm mủ phổi gây khó thở, suy hô hấp trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng chức năng tim, gây suy tim.
Suy hô hấp: Tình trạng này xảy ra khi phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi; suy tim phải: người bệnh khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần; xẹp phổi là tình trạng một hoặc nhiều phần của phổi bị xẹp và không hoạt động bình thường. Kết quả là bệnh nhân thở gấp, nhịp tim nhịp thở tăng nhanh, da và môi tím tái; ho ra máu nặng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh do các cục máu lấp đầy đường thở.
Dùng kháng sinh mỗi khi có đợt bội nhiễm của giãn phế quản. Thời gian dùng kháng sinh thường từ 10-15 ngày. Những trường hợp giãn phế quản rất nặng, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài hơn, thậm chí tới 1 tháng
Dẫn lưu đờm: Là liệu pháp điều trị rất quan trọng, có thể coi có tầm quan trọng như dùng kháng sinh. Các biện pháp dẫn lưu đờm thường hay dùng bao gồm: hướng dẫn cho bệnh nhân cách ho, khạc đờm sâu và vỗ rung lồng ngực, kết hợp dẫn lưu tư thế hàng ngày. Tùy theo vị trí giãn phế quản mà lựa chọn tư thế cho phù hợp với nguyên tắc vùng giãn phế quản được đặt ở vị trí cao nhất. Vùng giãn phế quản ở phía sau: bệnh nhân được đặt nằm sấp. Vùng giãn phế quản ở phía trước: bệnh nhân được đặt nằm ngửa... Sau đó dùng hai bàn tay khum lại, vỗ đều vào lưng/ngực bệnh nhân. Kết hợp rung và lắc ngực. Mỗi lần làm kéo dài 15-20 phút, ngày làm từ 2-3 lần. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế tiếp tục được duy trì tại nhà cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có khó thở, nghe phổi có ran rít, ngáy, bệnh nhân thường được dùng thêm các Thu*c giãn phế quản dùng đường uống hoặc khí dung hoặc kết hợp cả hai.
Việc điều trị giãn phế quản chủ yếu nhằm ngăn ngừa, điều trị các đợt bùng phát do bội nhiễm. Tuy nhiên, người bị giãn phế quản không nên bi quan, cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của thầy Thu*c.
Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng bệnh giãn phế quản, cần vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối. Không nên để viêm amidan, viêm họng hạt, viêm chân răng, viêm lợi, viêm mũi, xoang mạn tính. Khi phát hiện bị viêm đường hô hấp, cần đi khám bệnh và điều trị dứt điểm theo đơn Thu*c và chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ sơ sinh và những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao, cần được tiêm phòng vắc-xin phòng lao (vắc-xin BCG), đặc biệt trẻ sơ sinh bắt buộc phải tiêm vắc-xin này. Cần nâng cao thể trạng và nên tập thể dục đều đặn. Không hút Thu*c lá, Thu*c lào, đđeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn để ngăn ngừa hít phải bụi.