Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi

Số ca nhiễm sởi đã tăng khoảng 80% trong một năm trong khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh giảm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

WHO cho biết, trong tháng 1 và tháng 2, toàn cầu có hơn 17.000 ca nhiễm sởi, tăng so với 9.600 ca vào cùng kỳ năm ngoái. Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF, nói khoảng cách tiêm chủng và tình trạng mở cửa trở lại hậu đại dịch là "điều kiện hoàn hảo" để virus lây nhiễm.

"Bệnh sởi không chỉ nguy hiểm, nó còn gây ch*t người. Nó cũng là dấu hiệu ban đầu cho thấy chương trình tiêm chủng toàn cầu của chúng ta đang có cách biệt lớn, ảnh hưởng đến những trẻ em dễ tổn thương nhất", bà nói.

Các chiến dịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ bị gián đoạn trong suốt đại dịch và hệ thống y tế chưa kịp hồi phục. đầu tháng 4, 58 chương trình vaccine tại 43 quốc gia phải hoãn lại, ảnh hưởng tới 212 triệu người, chủ yếu là trẻ em. trong đó, 19 chương trình là tiêm phòng sởi, khiến 73 triệu trẻ gặp rủi ro lây nhiễm, nhập viện và t* vong, unicef và who cho biết. chiến dịch tiêm vaccine thương hàn và bại liệt cũng bị đình trệ.

5 quốc gia hứng chịu dịch sởi lớn nhất trong 12 tháng qua là Somalia, Liberia, Yemen, Afghanistan và Bờ Biển Ngà. Các nước đón 5 đợt bùng phát ở giai đoạn đó.

Một bệnh nhi sởi tại Philippines. Ảnh: NY Times

Tháng trước, Malawi ghi nhận ca nhiễm sởi đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Pakistan, một trong những nước vẫn còn mầm bệnh bại liệt, báo cáo ca đầu tiên sau hơn một năm.

WHO và UNICEF cho biết các nước buộc phải trở lại đà tiêm chủng, vì sởi là một loại bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng qua hơi thở hoặc dịch thể bám trên bề mặt. Một khi xâm nhập niêm mạc đường hô hấp trên, virus lập tức đi vào trong máu và di chuyển khắp cơ thể.

Điều này gây ra tình trạng mẩn đỏ, thường là phát ban xung quanh đầu và cổ, sau đó lan đến khắp cơ thể. Virus có thể đe dọa tính mạng, dẫn đến viêm phổi và sưng não, viêm não.

Cứ 500 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ t* vong. ở nhóm chưa tiêm chủng, cứ 5 trẻ nhiễm virus thì một em nhập viện. theo các chuyên gia, trẻ dưới 5 tuổi, người trên 20 tuổi và phụ nữ mang thai bị suy yếu miễn dịch dễ chuyển nặng và t* vong sau khi mắc sởi.

Vaccine sởi đã ngăn ngừa 20 triệu ca nhiễm và 4.500 ca T* vong kể từ khi ra đời vào năm 1968. WHO cho biết để đẩy lùi hoàn toàn bệnh sởi, thế giới cần tiêm chủng cho 95% trẻ em.

Thục Linh (Theo Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/who-canh-bao-nguy-co-bung-phat-dich-soi-4457300.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY