Bài thuốc dân gian hôm nay

WHO cập nhật 21 câu hỏi đáp mới nhất về virus corona

- Dưới đây là bộ câu hỏi - đáp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố gần đây, giúp người dân hiểu đúng nhất về virus corona mới cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi loại virus này.

Khẩu trang y tế trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người trong những ngày này

11. Ai có thể nhiễm virus nCoV?

Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có vi rút 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo.

Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.

Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc, - không có nguy cơ nhiễm 2019-nCoV.

WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về vi rút đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.

12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?

Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

13. Virus corona mới lây lan như thế nào?

Chủng mới của virus corona là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi.

Điều quan trọng là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn rất quan trọng

14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?

Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?

Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau.

Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.

WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.

16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.

Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.

17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không?

Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV.

Theo các báo cáo gần đây, có thể những người nhiễm 2019-nCoV gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn virus lây lan từ những người đang có triệu chứng.

18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào?

Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoVnhư đối với bất kỳ vi rút nào lây lan qua đường hô hấp.

Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm.

19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không?

Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm.

20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?

Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus , do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.

21. Có Thu*c cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không?

Cho đến nay, không có Thu*c cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng.

Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển Thu*c điều trị nCoV.

Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona, người dân nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.

Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại:
- Sử dụng vitamin C

- Hút Thu*c

- Sử dụng trà thảo dược truyền thống

- Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa

- Tự dùng Thu*c như kháng sinh

Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế.

Nguyễn Liên

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/virus-corona/who-cap-nhat-21-cau-hoi-dap-moi-nhat-ve-virus-corona-614219.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY