Tiêu hóa hôm nay

“Xì hơi” tiết lộ dấu hiệu ung thư ruột

Đôi khi ăn quá nhiều, quá ngon khiến ruột nặng nề, gây ra hiện tượng “đánh rắm”, một dấu hiệu nguy hiểm.
Trong thói quen ăn uống truyền thống, sau khi thức ăn được tiêu hóa hoặc hấp thụ qua ruột non, ruột già, một lượng protein và chất béo còn dư, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột tiếp tục tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B, vitamin K và một số axit amin thiết yếu.


Tuy nhiên, nếu lượng protein động vật và chất béo đưa vào cơ thể quá nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa và hấp thụ của ruột non thì khi vào ruột già không còn dư thừa nữa. Quá trình "lên men" trong ruột già, hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn, và lượng dinh dưỡng dư thừa đó sẽ tổng hợp thành các loại amin, amin gây ung thư.

Ngày nay, thói quen ăn uống của chúng ta đã dần thay đổi. Cuộc sống bận rộn, khiến chúng ta luôn tìm đến các loại thức ăn nhanh, nhiều chất béo, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư trực tràng.

Thức ăn chứa chất xơ - công thần "đóng gói" vi khuẩn đường ruột và chất độc vào phân và nước tiểu.Chất xơ chỉ các thực phẩm dinh dưỡng khó tiêu hóa, chủ yếu là các tế bào thực vật. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, làm sạch ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa, đồng thời làm loãng và thúc đẩy loại bỏ các chất gây ung thư và chất độc hại trong thực phẩm.

Chất xơ không thể tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, nó cùng các chất cặn bã đi vào ruột già và cuối cùng bị bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhưng, đừng coi thường chất "cặn bã" không thể tiêu hóa này, nó còn gái trị hơn lượng "tinh hoa" dư thừa kia. Chất xơ đóng vai "công nhân quét đường" trong ruột già: nó có thể hấp thụ nước, phồng lên, "đóng gói" những tế bào ch*t, vi khuẩn đường ruột và các chất độc vào phân và nước tiểu, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy đại tiện.

Chất xơ chủ yếu có trong các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh và trái cây. Nhưng trong các loại thức ăn nhanh như bánh mì kẹp, gà quay, đa phần đều ít ngũ cốc, thực phẩm nhiều chất xơ.

Làm thế nào để nhận biết tình trạng sức khỏe qua đại tiện?

Tình huống lý tưởng nhất: nếu tiêu hóa một lượng chất xơ đầy đủ, thì lượng phân bài tiết ra tương đối nhiều, thậm chí còn nhiều hơn tổng thể tích thực phẩm được đưa vào cơ thể. Đây là phân khỏe mạnh, thường là bán thể rắn, chứa hơn 80% nước, trong khi các chất cặn bã chiếm 1/3 trọng lượng phân khô. Việc đại tiện của những người này không những thông suốt mà còn giảm tỉ lệ ung thư đại tràng, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường cũng thấp.

Tình huống nguy kịch nhất: tiêu hóa ít chất xơ, nhu động ruột chậm, thời gian đại tiện chậm, phân vừa khô cứng vừa nhỏ, kích thích trực tràng ít, ít đại tiện, không có ý muốn đại tiện hàng ngày. Ngoài ra, các amin trong ruột và các chất độc không theo phân ra khỏi cơ thể kịp thời, nên thời gian tích trữ trong ruột càng kéo dài, và ngày một nhiều lên, cuối cùng là "tự sinh tự tiêu", khi đạt đến số lượng nhất định sẽ vào máu qua thành ruột, dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn cơ thể. Vì vậy, những người bị táo bón thường có da khô, dễ nổi mụn. Tế bào đại tràng tiếp xúc gần độc tố nhất không tránh khỏi chứng viêm nhiễm thậm chí phát triển thành ung thư.


Vì vậy, đại tiện và "xì hơi" là một lời nhắc nhở bài tiết kịp thời, tuyệt đối không được nhịn đại tiện, mà phải giải quyết nhanh chóng. Nếu không, thần kinh trực tràng chịu áp lực trong thời gian dài sẽ cảm thấy thụ động gây nên chứng táo bón.

Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng. Ruột không giống đại não, ngũ quan và tứ chi, không những không nghỉ ngơi khi người đang ngủ mà còn hưng phấn, đẩy mạnh nhu động ruột, tiết ra chất nhầy thúc đẩy bài tiết, hồi phục đường ruột. Nên, người ngủ ít, bài tiết thường xuyên gặp vấn đề. Hơn nữa, một khi đường ruột không được phục hồi đầy đủ, dẫn đến tỉ lệ mắc ung thư cao.

Mangyte.vn

Theo Kim Khánh - VnExpress


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xi-hoi-tiet-lo-dau-hieu-ung-thu-ruot-1769.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY