Bài thuốc dân gian hôm nay

Xoa bóp bấm huyệt phòng chữa đau cổ gáy

Hội chứng đau cổ gáy là bệnh lý thường gặp ở tuổi từ 40 trở lên, nguyên nhân phần nhiều do chấn thương, viêm nhiễm, thoái hóa theo tuổi tác...

Khi gặp tác nhân bất lợi như cổ vận động quá mức, nhiễm lạnh dễ bị đau khởi phát hoặc tái phát. Đau và hạn chế vận động cổ là hai dấu hiệu gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp phòng trị đau cổ gáy rất hiệu quả. Sau đây là một số huyệt cơ bản có thể xoa bóp, bấm, châm cứu, hoặc chườm ấm ngày một vài lần.

Phong phủ: vị trí sau gáy giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1. Tác dụng: khử phong tà, lợi cơ khớp, thanh thần trí...

Phong trì: vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc. Tác dụng: khử phong, giải biểu, sơ tà thanh nhiệt, thông lợi cơ khớp...

Huyệt thiên trụ.

Thiên trụ: vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 tấc (huyệt á môn) đo ngang 1,3 tấc. Tác dụng: trị đau sau đầu, suy nhược thần kinh...

Huyệt đại chùy.

Đại chùy: vị trí dưới gai đốt sống cổ C7. Tác dụng: giải biểu thông dương, sơ biểu tà, tăng sức đề kháng...

Đại trữ:vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 tấc (huyệt hội của cốt). Tác dụng: khu phong tà, điều cốt tiết, thư cân mạch...

Huyền chung:vị trí trên mắt cá ngoài 3 tấc (huyệt hội của tủy). Tác dụng: tiết hỏa, đuổi phong thấp ở kinh lạc...

Trên đây là những huyệt cơ bản và có thể thêm huyệt theo “đối chứng trị liệu” như:

Nếu người hay sợ lạnh sợ gió do “nhiễm phong hàn”, thêm huyệt có tác dụng khu phong hàn trừ thấp như: phong môn, ngoại quan, lạc chẩm.

Nếu đau sau vận động quá mức do “sang thương” thêm huyệt tác dụng thư giãn cơ, thông kinh lạc, trấn thống như: khúc trì, hợp cốc...

Trường hợp đau nặng, tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.

Huyệt phong môn.

Huyệt phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 ra ngang 1,5 tấc.

Huyệt ngoại quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

Huyệt lạc chẩm:nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 tấc.

Huyệt lạc chẩm.

Huyệt khúc trì:co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.

Huyệt hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bam-huyet-phong-chua-dau-co-gay-n137162.html)

Tin cùng nội dung

  • Làm thế nào để sống lâu, sống khỏe luôn là mơ ước của mọi người. Ngoài chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý...
  • Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa.
  • Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất ở người lao động trí óc và người cao tuổi.
  • Xoa bóp không đúng cách nhiều khi càng cho chỗ bị chấn thương thêm nghiêm trọng. Mangyte xin giới thiệu cách chăm sóc chấn thương như sau:
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Bàn chân được gọi là trái tim thứ hai bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng mình trên bàn chân. Khi tác động với một phương thức thích hợp vào khu vực tương ứng với tạng phủ nào thì sẽ gây phản xạ kích thích làm hưng phấn và nâng cao năng lực hoạt động của tạng phủ đó.
  • Cổ (cột sống cổ) được tạo thành bởi các xương sống bắt đầu ở đáy sọ và kết thúc tại phần trên ngực/lưng. Các đốt xương sống cùng với các dây chằng (giống như một bản cao su dày) và các cơ tạo ổn định cho cột sống
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY