Trao đổi với Kinh tế & Đô thị về hiện tượng này, TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, hiện trên thế giới chưa được dông, lốc, sét, mưa đá sẽ xảy ra tại một vị trí vào một thời điểm nhất định nào.
- Hầu hết các vùng miền trên lãnh thổ nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, trong thời gian giao mùa, các tỉnh miền Bắc vẫn thường hay chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về, kết hợp với hội tụ gió Tây Nam trên cao nên vẫn thường là nguyên nhân gây ra mưa đá. Nhiều tỉnh ở miền núi phía Bắc đã xảy ra hiện tượng mưa đá gây thiệt hại trong đó có Cao Bằng.
Mưa đá thường hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc giữa nóng sang lạnh (3,4,5,6 hoặc tháng 8,9, 10 và 11), vào các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau: nóng và lạnh. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và dông mạnh, kèm theo mưa đá.
Thường mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa) vùng đồng bằng thường ít xuất hiện. Đó là nguyên do Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc thường xảy ra mưa đá nhiều và mạnh hơn.
-Trong các bản tin dự báo, cảnh báo hạn mùa từ tháng 3/2020 chúng tôi đã có cảnh báo về tình hình mưa đá trong tháng giao mùa. Trong các bản tin dự báo cảnh báo KTTV trong các ngày từ 9h sáng ngày 21/4/2020 Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã có bản tin dự báo, cảnh báo Tin gió mùa Đông Bắc và cảnh báo mưa lớn ở vùng núi phía Bắc; Mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ. Bản tin đã được gửi tới Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, các cơ quan báo chí truyền thông và Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh cũng đã có cảnh báo.
Tuy nhiên, với khoa học và công nghệ hiện nay, các nhà dự báo không riêng gì Việt Nam mà trên cả trên Thế giới chỉ có thể đưa ra cảnh báo về nguy cơ xuất hiện của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nói trên, chứ không thể dự báo được dông, lốc, sét, mưa đá sẽ xảy ra tại một vị trí vào một thời điểm nhất định nào.
Ví dụ, Hoa Kỳ là nước thường xuyên xảy ra các trận dông, lốc, mưa đá và họ có một Trung tâm Dự báo dông hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các bản tin dự báo.
Tuy vậy, các bản tin dự báo cũng chỉ dừng ở việc cảnh báo khả năng xảy ra gió giật mạnh và mưa đá trong cơn dông chứ không thể dự báo chi tiết về thời gian và khu vực cũng như cường độ, kích thước mưa đá.
-Nắng nóng ở miền Bắc đã xảy ra ngay từ đầu tháng 3 (8-9/3). Từ đầu năm 2020 đến nay, ở nước ta cũng đã xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường như mưa to kèm dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra ở các tỉnh phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở Nam Bộ, Trung Bộ. Nguyên nhân là do tác động của biến đổi khí hậu, tính bất ổn định của các hệ thống hoàn lưu khí quyển diễn ra ở cả quy mô toàn cầu và khu vực. Chính điều này gây ra những thiên tai có diễn biến bất thường, không chỉ xảy ra trong mùa mưa bão và còn diễn ra quanh năm, cả trong những tháng được xem là hiếm có thiên tai như trước đây.
-Giai đoạn cuối tháng 4, nửa đầu tháng 5 là giai đoạn giao mùa ở miền Bắc cũng như khu vực Tây nguyên và Nam Bộ, vì vậy tần suất và khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc, gió giật, sét dự báo là nhiều và mạnh mẽ nhất.
Đối với các tỉnh thành còn lại trên cả nước cũng có nguy cơ xảy ra mưa đá, dông lốc và sét mạnh, nhưng nguy cơ không cao bằng các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cũng như khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Vì vậy, người dân ở khu vực được dự báo ảnh hưởng phải hết sức đề phòng, theo dõi bản tin dự báo thời tiết thường xuyên để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây nên.
Chủ đề liên quan:
báo chí cảnh báo mưa đá cao bằng chính xác địa điểm dự báo dự báo chính xác dự báo thời tiết khoa học miền núi phía bắc mưa đá mưa đá cao bằng thời gian xảy ra