Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Xử trí đau đầu trong bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận cơ thể. Đặc biệt, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến đau đầu.

Nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, hãy chú ý một số dấu hiệu và triệu chứng có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra đau đầu.

Tăng đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Đây là một tình trạng rối loạn nghiêm trọng có thể dẫn đến Tu vong khi không được nhận ra hoặc không điều trị kịp thời. Hàm lượng glucose trong máu cao thường xuyên, trong một thời gian dài sẽ làm hỏng mọi cơ quan của cơ thể, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau khi được chẩn đoán mắc từ 10-20 năm.

Nhiều bệnh nhân không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của tăng đường huyết mặc dù mức đường trong máu của họ có thể đã tăng lên đáng kể. Đau đầu thường xuyên cũng là một dấu hiệu của tăng đường huyết. Khi bệnh tiến triển và tình trạng trở nên tồi tệ hơn, các cơn do tăng đường huyết sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì lý do này, điều quan trọng là theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường bằng cách dùng Thu*c, chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất.

Các dấu hiệu tăng đường huyết khác, ngoài triệu chứng đau đầu, bao gồm: khát, mất nước, mệt mỏi quá mức, mờ tầm nhìn, tăng đói, thường xuyên đi tiểu, các vết loét da chậm lành...

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức glucose trong máu thấp, cụ thể thấp hơn 70mg/dL. Tình trạng này là một trong những mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và đau đầu. Hạ đường huyết thường xảy ra đột ngột, có các dấu hiệu và triệu chứng sau: ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, run rẩy, yếu người, mệt mỏi quá mức, lo âu, khó chịu...

Đau đầu cũng thường xảy ra trong những trường hợp hạ đường huyết. Để tránh hạ đường huyết, bạn cần thường xuyên đo nồng độ glucose trong máu và điều chỉnh đường huyết ngay lập tức. Nên kiểm tra mức đường trong máu từ 15 - 20 phút sau khi ăn thức ăn giàu carbohydrate. Khi đường huyết về ổn định, các dấu hiệu và triệu chứng đau đầu sẽ mất đi. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể cần dùng Thu*c giảm đau cho cơn đau đầu do hạ đường huyết gây ra. Hãy nhớ rằng hạ đường huyết là một vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường vì nó có thể dẫn đến động kinh và hôn mê khi không điều trị đúng và kịp thời.

Mức đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, kể cả dây thần kinh. Các dây thần kinh bị thương tổn và kích thích bởi mức glucose cao, dẫn đến bệnh thần kinh do đái tháo đường, trong đó bao gồm đau đầu do bệnh lý thần kinh.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh tăng nhãn áp phát triển do dây thần kinh thị giác quá nhạy cảm với nồng độ glucose trong máu cao. Áp lực trong mắt sẽ tăng lên trong trường hợp tăng nhãn áp, dẫn đến đau đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng khác kèm theo đau đầu do tăng nhãn áp bao gồm: buồn nôn, nôn, mờ tầm nhìn, mất thị lực đột ngột, đau nhói ở phía sau mắt và trên mắt, xuất hiện ảo giác.

Đau đầu có thể do chỉ số mức glucose trong máu cao hoặc thấp. Cả hai tình huống này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa mạng sống. Vì lý do này, người bệnh đái tháo đường nếu có triệu chứng đau đầu kéo dài nên đi khám bác sĩ. Bạn nên tham vấn ngay với bác sĩ trong các trường hợp sau:

Mức đường huyết của bạn không thể đạt đến mức bình thường hoặc mong muốn.

Bạn bị đau đầu nghiêm trọng và thường xuyên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bạn có các dấu hiệu và triệu chứng liên tục và nghiêm trọng khác kèm theo đau đầu.

Bạn đã biết mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và đau đầu, vậy làm thế nào để xử trí đau đầu trong đái tháo đường? Khi điều trị bệnh đái tháo đường, điều quan trọng là kiểm soát tốt và duy trì mức đường máu bình thường càng ổn định càng tốt. Kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin hữu ích.

Trong trường hợp có các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, bạn nên ăn một thứ gì đó ngọt ngào và kiểm tra lại lượng đường huyết sau 15 hoặc 20 phút. Nếu sau đó bạn vẫn cảm thấy không khỏe, cần tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức, vì hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật, hôn mê và thậm chí gây ra Tu vong.

Trong trường hợp tăng đường huyết, bạn nên dùng Thu*c bác sĩ đã kê đơn hoặc bạn nên tiêm insulin theo chỉ dẫn. Nếu mức đường huyết cao hơn đáng kể so với bình thường, bạn nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Nếu bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây ra đau đầu thường xuyên, có một số cách khác đơn giản để giảm đau đầu:

Sử dụng Thu*c giảm đau được kê toa nếu thấy cần.

Chườm lạnh vùng đau có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau.

Giữ cho cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống nhiều nước.

Tập thể dục và hoạt động thể chất đều đặn.

Tránh thức ăn giàu carbohydrate càng nhiều càng tốt.

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, uống Thu*c đều đặn và tiêm insulin theo hướng dẫn.

BS. Lê Thanh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-dau-dau-trong-benh-dai-thao-duong-n164444.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Bác sĩ ơi, cháu hay bị đau đầu, đau lắm. Giờ cháu muốn khám ở BV Hòa Hảo thì khám lệ phí là bao nhiêu ạ? Cháu sợ không đủ tiền. Cháu cảm ơn bác sĩ! (Huy - nguyen...93@gmail.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY