Khám sụp mi cho cháu bé hơn 3 tháng tuổi không đơn giản. Khe mi của trẻ rất hẹp, có thể lại bụ bẫm nữa nên các nếp, khe vùng mặt càng khó nhận biết. Trẻ chưa biết nói và làm theo mệnh lệnh nên một số khám nghiệm bổ sung không thể thực hiện. Test dùng Thu*c hay điện cơ cũng không tiến hành được. Vì vậy, chẩn đoán ban đầu chỉ có thể dựa vào quan sát, hỏi bệnh cha mẹ và kinh nghiệm của thầy Thu*c. Bạn đã đưa con mình đến khám chuyên khoa mắt bệnh viện tại địa phương, có chẩn đoán ban đầu và hướng xử trí. Như vậy, tạm thời yên tâm vì mi mắt chỉ sụp nhẹ - che một phần đồng tử - tương ứng với sụp mi độ I... nên sẽ không ảnh hưởng đến sức nhìn của trẻ, không sợ trẻ bị nhược thị ở mắt bên sụp mi. Tuy nhiên, bạn nên cho bé khám lại theo hẹn vì sẽ phải giải quyết bằng phẫu thuật nếu mắt sụp ngày càng nặng, che lấp diện đồng từ. Ngoài ra, cần lưu ý vì các bệnh lý nhãn khoa - thần kinh sau đây có thể gặp ở trẻ sụp mi lứa tuổi như con bạn: Chấn thương trong chuyển dạ gây chấn thương sọ não - hốc mắt - mi mắt có thể gây sụp mi; Các bệnh lý nhiễm trùng có thể gây sụp mi như viêm não, màng não, sốt cao co giật, dị ứng hay phản ứng vắc-xin...; Một số bệnh lý bẩm sinh: thụt nhãn cầu, bệnh Moebius, hội chứng Duane; Các bệnh lý sau đây hay gặp trên trẻ lớn và người trưởng thành: bệnh lý của não bộ, rối loạn chuyển hóa, viêm đa dây thần kinh, ngộ độc. Vì vậy, tái khám theo hẹn là cần thiết. Khi có vấn đề gì nghiêm trọng hoặc bạn vẫn băn khoăn, ta sẽ khám lại ở cấp cao hơn nhưng nên trước 12 tháng tuổi.
Chủ đề liên quan:
sụp mi