Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xử trí nhanh khi trẻ bị dị vật đâm xuyên cổ

MangYTe - Trẻ bị dị vật đâm xuyên cổ tỉ lệ Tu vong rất cao, tuy nhiên nếu xử lý nhanh và đúng thì chỉ sau 1-2 giờ phẫu thuật, bác sĩ sẽ cứu được mạng trẻ.

Trung tâm chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa sơn la vừa cứu được mạng sống của bé trai bị thân cây cà phê đâm vào vùng cổ (t), gây tổn thương động mạch cảnh, mất máu nặng.

Theo người nhà thì cháu C.V.T, 12 tuổi (ở Púng Tra - Thuận Châu) trèo cây cao bị ngã xuống cây cà phê thấp ở dưới và bị thân cây gãy chọc xuyên vùng cổ. Cháu đã được sơ cứu tại BVĐK huyện Thuận Châu và chuyển gấp lên BVĐK tỉnh điều trị.

Kíp mổ cứu bé bị thân cây đâm xuyên cổ.

Ths.bs. lương đức hà thấy trường hợp nguy kịch đã cùng kíp trực tiến hành phẫu thuật để lấy dị vật (mảnh thân cây) ra khỏi vùng cổ của bé. sau phẫu thuật bệnh nhân đã ổn định sức khỏe.

Hôm 18/9, bé huy (7 tuổi, ninh bình) nhặt được cây kéo của bạn về để cắt giấy làm diều. trong lúc chạy chơi, bé chẳng may bị ngã vào chiếc kéo, và bị kéo đâm xuyên cổ. bé được bv sản nhi ninh bình sơ cứu rồi đưa gấp về bv nhi trung ương, vào viện trong tình trạng chấn thương cột sống, sốc, mất máu, với vết thương phức tạp vùng cổ phải.

Bé Huy 7 tuổi ở Ninh Bình bị kéo đâm vào cổ.

Trong khi bác sĩ dùng Thu*c giảm đau, tiêm phòng uốn ván, kháng sinh, làm các xét nghiệm cấp cứu thì một cuộc hội chẩn gồm các bác sĩ chuyên khoa: Ngoại, Sọ mặt và tạo hình, Ngoại thần kinh, Ngoại mạch máu, Tai - mũi - họng nghiên cứu hình ảnh CT Scanner thấy rõ 2 mũi kéo đi theo hai hướng khác nhau vào vùng góc hàm sàn miệng. Một lưỡi kéo xuyên qua hệ thống mạch máu, thần kinh và dừng lại khi cắm vào thân đốt sống cổ C2. Lưỡi kéo chạy sau nằm sát động mạch cảnh trong bên phải.

Các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu tối cấp và chỉ 1 giờ đã mổ xong, giữ được tính mạng cho bé.

Ca mổ cấp cứu bé Huy bị kéo đâm vào cổ.

Trước đó bé trai nguyễn quốc hoàn (9 tuổi, nghệ an) cũng được các bác sĩ bệnh viện nghệ an sơ cứu và loại bỏ 1 phần dị vật rồi đưa thẳng lên bv nhi trung ương cấp cứu trong tình huống nguy kịch.

Kết quả chụp ct cho thấy bé có dị vật cứng nằm trong cổ và ts.bs nguyễn tuyết xương (trưởng khoa tai - mũi - họng, phẫu thuật viên chính) đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống bé. ngoài chạc cây đâm từ thành cổ trái xuyên sau gáy, còn 1 cành ngang gây rách toàn bộ cổ phía trước sát khí quản. bé hoàn còn bị nhiễm trùng và nhiễm độc rất nặng do vết thương đã kéo dài đến ngày thứ 3...

Bé Hoàn đã bình phục nhanh chóng sau khi phẫu thuật.

Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã loại bỏ dị vật là 1 mảnh cành cây dài 8cm, đường kính 1,2cm và cắt bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu, ngăn chặn tràn khí… và sau 8 giờ thì sức khỏe của bé hoàn ổn định, giảm sốt.

Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp khẩn cấp, tình trạng vết thương nhiễm trùng và hoại tử rất nặng. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhi rất có khả năng bị sốc nhiễm trùng dẫn đến Tu vong.

Mảnh cành cây trong cổ bé Hoàn.

Phòng ngừa là chính

"bị dị vật đâm xuyên cổ là T*i n*n nghiêm trọng, dễ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, đó là T*i n*n thương tích hàng đầu dẫn đến Tu vong, hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ em" - ts.bs nguyễn tuyết xương cho biết.

Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Sọ mặt và Tạo hình thẩm mỹ – trưởng kíp phẫu thuật (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, vùng đầu mặt cổ là nơi có hệ thống mạch máu và thần kinh rất phức tạp do vậy với vết thương do vật sắc nhọn đâm vào thì nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng với tỷ lệ Tu vong rất cao. Bé Huy rất may mắn hệ thống động mạch cảnh không bị tổn thương nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.

Sau gần 2 giờ phẫu thuật bác sĩ đã lôi được dị vật ra khỏi cơ thể, các mạch máu, cơ và thần kinh tổn thương được khôi phục. vùng vạt da bị tổn thương được xử lý bằng kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ. những ngày sau mổ bệnh nhân sẽ còn đau vùng cổ khi vận động mạnh, các hoạt động đang trở lại bình thường, dần hồi phục.

Bs thơm khuyến cáo, nguyên nhân gây T*i n*n di vật đâm xuyên cổ là thiếu sót trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ của người lớn. để phòng ngừa, bố mẹ cần:

- Chú ý khi nuôi dạy chăm sóc trẻ, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ rình rập khi cầm hay sử dụng các vật sắc nhọn.

- Hướng con chơi những cách giải trí lành mạnh, an toàn đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

- Người lớn nâng cao ý thức, trách nhiệm để chủ động ngăn chặn nguy cơ cho trẻ (ví như môi trường sống cần xây dựng ngôi nhà an toàn, các dụng cụ, đồ đạc ít có thể gây tổn thương cho trẻ).

- Cả người lớn và trẻ em tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, giáo dục ý thức kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa T*i n*n. Nên học kỹ thuật sơ cứu với một số T*i n*n thương tích để có thể giúp đỡ trẻ gặp T*i n*n nhanh và đúng, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.

Khi có T*i n*n dị vật đâm xuyên cổ xảy ra cần:

+ Vết thương mạch máu lớn vùng cổ là những vết thương chí mạng do mất nhiều máu, vì vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

+ Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sơ cứu ban đầu, nếu vết thương ở vị trí thuận lợi thì băng ép cầm máu là kỹ thuật tốt nhất.

+ Với những vị trí khó vùng cổ, bẹn thì có thể dùng tay chặn chặt trên vết thương để giảm mất máu.

+ Nếu làm tốt sơ cứu ban đầu thì khả năng bệnh nhân được cứu sống sẽ cao hơn.

Ngọc Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/xu-tri-nhanh-khi-tre-bi-di-vat-dam-xuyen-co-20200924230651831.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY