Tin tức hôm nay

Tin tức

Xuất hiện ổ dịch tay chân miệng trong trường mầm non

2 tuần gần đây, bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh tại Hà Nội, đồng thời ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 201 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong 2 tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương rải rác có các ca tay chân miệng nhập viện điều trị. Chị Hoàng Thị Lan, ở Hà Nội, có con 4 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho biết: “Ban đầu chỉ thấy con sốt, sau đó thấy nổi các vết ở chân, tay và miệng, cho con đi khám mới biết mắc tay chân miệng”.

Con điều trị tay chân miệng ở Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Hoàng Thị Oanh (Bắc Ninh) kể: Con sốt mấy ngày không đỡ, chân nổi nốt, quấy khóc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh chuyển cháu lên đây điều trị. Được mấy ngày con đã đỡ hơn rồi”.

Khăn mặt của trẻ mầm non thường xuyên được giặt sạch, phơi khô

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, vì vậy các bậc phụ huynh thường xuyên cho con rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để giữ vệ sinh đôi tay của trẻ luôn sạch.

Đồ chơi của trẻ ở nhà hay trường học thường xuyên phải rửa sạch để tránh trẻ lây bệnh. Gia đình thấy trẻ có biểu hiện tay chân miệng phải cho trẻ nghỉ ở nhà theo dõi và báo với nhà trường, sau đó cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.

Để kiểm soát bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học, đặc biệt là công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Xuat-hien-o-dich-tay-chan-mieng-trong-truong-mam-non-601657/)

Tin cùng nội dung

  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY