Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Xúc động những câu chuyện sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19

Ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ trở thành bệnh viện Dã chiến số 2, nhiều sinh viên của trường đã viết thư tình nguyện xin nhập cuộc. Có những câu chuyện mà đến bây giờ, họ mới dám bộc bạch.

“Mẹ tự hào về con”

Dù đã gần 1 tháng trôi qua, nhưng Hoàng Mạnh Long - sinh viên lớp Điều dưỡng 11A, trú tại huyện Ân Thi (Hưng Yên) vẫn không quên những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại Bệnh viện Dã chiến số 2. Long kể: “Sau khi được nhà trường thông báo về việc tuyển chọn sinh viên tình nguyện ở lại tham gia chống dịch, em đã không đắn đo suy nghĩ mà đăng ký ngay. Nhưng em giấu mẹ vì không muốn để mẹ lo lắng cho em”.

Tối hôm đó, em gọi điện về cho mẹ nhưng trái lại với những suy nghĩ của em. mẹ em im lặng phút chốc rồi nói: “mẹ tự hào về con, con trai!”. câu nói đó khiến mọi khoảng cách được xóa nhòa.

mọi lo ngại của chàng trai đã được thế chỗ bởi sự tin tưởng từ người mẹ. mẹ long hiểu rằng con trai mình đang tham gia một công việc rất quan trọng. đó là cuộc chiến với covid-19.

là con trai lớn trong gia đình, long tự hiểu quyết định ở lại trường của mình cùng mọi người chống dịch sẽ khiến cho mọi kế hoạch đón tết của gia đình bị đảo lộn. long cho biết: “bố em làm nghề lái xe ở quảng ninh, nhưng quảng ninh cũng có dịch covid-19, nên bố em cũng không thể về nhà. do đó, mọi công việc ở nhà đều một mình mẹ gánh vác, trong khi em gái út đang học tiểu học và em gái thứ 2 học ở hà nội không thể đỡ đần gia đình. trước khi dịch bùng phát, em có nhiều kế hoạch trong dịp về quê nghỉ tết, nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh nên mọi dự định đều dừng lại”.

sau những buổi làm việc tại bệnh viện dã chiến số 2, long dành thời gian để gọi điện cho gia đình, cho em gái, cho mẹ. trong những cuộc điện thoại đó, mẹ luôn hỏi thăm sức khoẻ, xem con trai có ăn uống đầy đủ không, có thiếu thốn gì không để mẹ gửi. chỉ cần nghe những lời động viên đó khiến mọi mệt nhọc, lo lắng của long bỗng tan biến.

nước mắt đêm giao thừa xa nhà

đối với nguyễn văn hùng - sinh viên lớp hình ảnh 11 thì việc tình nguyện ở lại trường tham gia chống dịch covid-19 là quyết định lớn đầu tiên trong đời. đây cũng là năm đầu tiên chàng sinh viên quê hiệp hoà (bắc giang) đón tết xa nhà.

lật giở từng trang nhật ký ghi lại quá trình làm việc tại bệnh viện dã chiến số 2, bao nhiêu khoảnh khắc lại ùa về khi hùng nhận nhiệm vụ. khi biết tin em sẽ ở lại tham gia hỗ trợ bệnh viện dã chiến số 2 ai cũng lo lắng cho em bởi công việc mà hùng thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân covid-19, nguy cơ lây nhiễm cao.

Là sinh viên trường y, bản thân được các thầy cô hướng dẫn tỉ mỉ cách phòng tránh nên hùng tự tin với nhiệm vụ được giao. mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng bức, nhưng hùng và các bạn ai cũng cố gắng để hoàn thành tốt công việc của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn giao phó. hàng ngày hùng và các bạn được chia theo các ca cụ thể với các nhiệm vụ: vận chuyển rác thải, phun khử khuẩn, lau bề mặt. những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi chảy ướt như tắm nhưng hùng và các bạn đều cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.

là sinh viên ngoại tỉnh, nên chỉ có dịp tết, hùng mới được ở bên gia đình lâu hơn. năm nay, khi ngày đoàn viên đang cận kề với bao dự định thì hùng tình nguyện ở lại nhận nhiệm vụ đặc biệt để góp phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống covid-19. mặc dù, được các thầy cô chăm lo đầy đủ nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ đêm giao thừa cùng người thân khiến chàng sinh viên không cầm được nước mắt.

“đêm 30 tết, khi mọi người ở nhà đón giao thừa bên gia đình thì chúng em vẫn ở đây sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới vào điều trị. em gọi điện về gia đình và khóc. lần đầu tiên ăn tết xa nhà, xa bố mẹ cảm giác hụt hẫng khó tả và bao nhiêu tình cảm tuổi ấu thơ lại ùa về. khi nghe thấy em khóc, mẹ đã động viên em. những lời động viên ấy như tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để em hoàn thành công việc”, hùng tâm sự.

vui cùng niềm vui của người bệnh

câu chuyện của sinh viên lê thị thu thùy - lớp điều dưỡng 11a cho thấy tinh thần sẵn sàng của những y bác sĩ tương lai trước đại dịch covid-19 bùng phát tại hải dương. bao nhiêu dự định, niềm vui khi được về ăn tết cùng gia đình tại huyện lập thạch (vĩnh phúc) bỗng trùng xuống trong tâm trí cô sinh viên 21 tuổi.

những câu hỏi liên tiếp xuất hiện trong đầu thuỳ như: liệu có được về quê ăn tết không? hôm nào mình có thể về? là sinh viên trường y, mình có nên góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc chống dịch hay không? không trả lời được hết các câu hỏi đó, nhưng thùy vẫn quyết định đăng ký tình nguyện ở lại chống dịch.

Sau khi được tập huấn từ đội ngũ bác sĩ bệnh viện bạch mai, thùy đã tự tin mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ để thực hiện công việc của mình. nhiệm vụ của thuỳ và các bạn là kiểm soát nhiễm khuẩn cho bệnh viện theo khu vực. tiếp xúc với thực tế chống dịch vất vả là vậy, nhưng chưa khi nào nữ sinh viên từ bỏ quyết tâm và ước mơ đã chọn.

thùy bộc bạch: “những ngày đầu làm việc, mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ nóng nực khó chịu khiến em như kiệt sức. nghĩ đến những bệnh nhân mắc covid-19 đang nằm điều trị, nghĩ đến mọi người đang chung tay chống dịch, em tự thôi thúc mình không được nản trí. dẫu biết việc mình làm là vất vả, khó khăn, nhưng mỗi lần chứng kiến bệnh nhân vui mừng đón nhận kết quả xét nghiệm âm tính, lời cảm ơn sau khi làm xong công việc thì dường như mọi mệt mỏi đều tan biến. những lúc như vậy, ai cũng động viên nhau hoàn thành công việc tốt nhất có thể”.

gần 1 tháng qua, mỗi ngày làm việc tại bệnh viện dã chiến số 2 là một trải nghiệm đáng nhớ với thuỳ và các bạn. nếu như trước đây, nghĩ đến bệnh nhân covid-19, họ có thể cảm thấy lo sợ nguy cơ lây nhiễm thì bây giờ, các sinh viên đã coi họ như những người thân. từ người già đến trẻ em và cả những em nhỏ chưa đầy tháng tuổi, tất cả đều ánh lên hi vọng sớm được khỏi bệnh. chỉ từng ấy thôi cũng làm cô sinh viên 21 tuổi ấm lòng và tiếp thêm động lực cho em khi góp một phần công sức của mình trong cuộc chiến đại dịch.

ba câu chuyện, ba tấm lòng của long, hùng, thuỷ là đại diện của hơn 300 sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế hải dương đang gồng mình góp sức trong cuộc chiến chống covid-19 chung tại tâm dịch hải dương. với những gì đã và đang thực hiện, họ có quyền tự hào vì đã đóng góp một phần công sức ngăn chặn dịch bệnh ở đây.

Bài, ảnh: Hoàng Nguyễn Huy - Vũ Đức Tùy (Bộ Y tế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/dich-benh/xuc-dong-nhung-cau-chuyen-sinh-vien-truong-y-di-chong-dich-covid19-20210228085336488.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY