Tâm sự hôm nay

Ý nguyện của thầy đã thành hiện thực

Y đức là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những người hành nghề y, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm,
(SKDS) - Y đức là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những người hành nghề y, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi sự đau đớn của người bệnh như của mình. Lời Bác Hồ đã dạy: “Hiểu được điều này không khó nhưng biến nó thành hiện thực trong cuộc sống là điều không dễ chút nào”.

Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, các thầy Thu*c phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề và coi đó là y đức của người thầy Thu*c mà họ phấn đấu hết đời…

Ở nước ta, trong bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791), ở mục Y huấn Cách ngôn, Tiêu dẫn, Y âm án cũng đã lưu nhiều quan điểm tâm huyết, đặc biệt về y đức, xứng đáng là mẫu mực về y đức cho người thầy Thu*c mọi thời đại.

* Nghề Thu*c là một nghề thanh cao, là một nghề có lòng nhân… Đạo làm Thu*c là nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người, làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công…

* Nghề Thu*c là thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch. Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì người nhận quà hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang tính khí thất thường, mình cầu cạnh thì hay bị khinh rẻ…

* Nghề Thu*c cũng là đầu mối lớn lao về đạo đức chân chính. Qua nghề y, người ta có thể bồi đắp chữ “đức” được cao dày, nếu người đó thực sự giúp ích nhiều cho người bệnh. Nhưng nếu người đó lợi dụng nghề y để hữu ý hoặc cố ý làm những điều có hại cho người khác thì cũng dễ mắc những điểm “thất đức” không nhỏ. Hoặc nhân lúc cha mẹ người ta gặp cơn nguy cấp sợ hãi, hoặc bắt bí người ta trong cơn mưa đêm tối khó khăn, gặp bệnh dễ thì trộ là bệnh khó, bệnh khó thì dọa là bệnh ch*t, dối lừa người để đạt sự mưu cầu của mình, là đã có dụng ý không tốt. Đối với kẻ giàu sang thì sốt sắng để mong lấy lợi; đối với người nghèo khó thì lạnh nhạt, thờ ơ với sự sống ch*t. Than ôi! Đổi nhân thuật thành chước dối lừa, thay lòng nhân đức ra lòng buôn bán. Như thế thì người sống trách móc, người ch*t oán hờn, không thể tha thứ được.

* Làm thầy Thu*c mà không có lòng thương chung, giúp đỡ người khác làm bằng tâm, không nghiền ngẫm sâu sắc tìm cách cứu sống người mà chỉ chăm chăm kể lợi tính công, lấy của hại người thì còn khác gì bọn giặc cướp.

* Thầy Thu*c hẳn phải lấy việc giúp người là việc hay. Đối với người giàu sang không bị động vì lợi dục, đối với người nghèo hèn cũng không dám coi thường sự sống ch*t (để) mai ra cúi không thẹn với đất, ngửa không thẹn với trời. Có thể nói, không có nghề nào nhân đạo bằng nghề y cứu sống người, cũng có thể nói không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức.

Một sự thật đáng buồn, đáng xấu hổ là hiện nay, ở một số cơ sở y tế có tình trạng thiếu trách nhiệm dẫn đến người bệnh nguy hiểm, thậm chí dẫn đến Tu vong; có hiện tượng người bệnh và người nhà bệnh nhân phải “lót tay” cho thầy Thu*c hoặc nhân viên y tế thì mới yên tâm mà mọi người gọi vui là “văn hóa phong bì”. Tôi cứ trăn trở đi tìm câu giải đáp cho hiện tượng sa sút y đức này mà chưa tìm được lời giải đáp.

Vì sao trước đây, trong hoàn cảnh khó khăn gấp nhiều lần hiện nay nhưng ngành y có nhiều tấm gương, các thầy Thu*c làm việc quên mình, hết lòng vì người bệnh như các giáo sư, bác sĩ: Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung, Phạm Khuê… Họ là những tấm gương, niềm tự hào của ngành y, được nhân dân, người bệnh vô cùng quý trọng, biết ơn. Hình ảnh của họ sáng mãi trong lòng nhân dân. Vì vậy, không thể đổ lỗi do có khó khăn thiếu thốn, lương thấp… mà y đức bị xem nhẹ.

Phải chăng do cơ chế thị trường, mọi người coi trọng đồng tiền dẫn đến y đức bị lu mờ? Phải chăng chúng ta chưa chú ý đến giáo dục y đức ngay từ trong các trường y để khi ra trường trở thành người thầy Thu*c có chuyên sâu, y đức tốt?

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi còn nhớ mỗi lần lên lớp giảng, thầy – GS. Ngô Gia Hy lúc nào cũng đau đáu một nguyện vọng, một niềm tin đưa được y đức thành một môn học chính như S*nh l*, giải phẫu, bệnh học… trong các trường y.

Và nay, Trường đại học Y Hà Nội đã có Bộ môn Y đức. Học sinh, sinh viên trường y có thêm môn học mới Y đức, để khi ra trường trở thành thầy Thu*c có lòng thương yêu người bệnh và không bao giờ phải tiếp xúc với “văn hóa phong bì” - thứ “văn hóa” giết ch*t cả người bệnh và người thầy Thu*c.

Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-y-nguyen-cua-thay-da-thanh-hien-thuc-6136.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY