Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ý tưởng người già ưu tiên người trẻ thổi bùng tranh cãi

Nhật Bản-Một bác sĩ nhận nhiều chỉ trích khi kêu gọi người cao tuổi chấp nhận dành ưu tiên y tế cho các bệnh nhân trẻ tuổi mắc Covid-19.

"Thẻ chấp thuận" là ý tưởng của chuyên gia tim mạch Fuminobu Ishikura, mẫu thẻ được đăng tải trên trang web của ông từ tháng 2. Theo ông, người già có thể sử dụng "thẻ" để khẳng định sự đồng ý để bác sĩ ưu tiên điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 trẻ hơn, có cơ hội sống sót cao hơn. 

"Một tháng trước, Italy và Tây Ban Nha có quá nhiều bệnh nhân. Lượng máy thở và thậm chí giường bệnh không đủ để điều trị. Vì vậy bác sĩ phải lựa chọn sẽ chữa bệnh cho ai", ông Ishikura nói. 

Y bác sĩ ở nhiều nước trên thế giới phải nhắc giữa việc điều trị cho người già, cần chăm sóc khẩn cấp nhưng có tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn; hay ưu tiên bệnh nhân trẻ, cơ hội sống sót cao.

"Đây là một quyết định rất khó khăn. 20 năm trước, tôi làm việc trong một phòng  cấp cứu của bệnh viện và biết được những gì bác sĩ phải đối mặt. Các đồng nghiệp của tôi đang phải đưa ra lựa chọn sinh tử, và điều này khiến họ cảm thấy tổn thương", ông Ishikura nói.

Đề xuất về "thẻ chấp thuận" vấp phải sự chỉ trích của nhiều chuyên gia và hội đồng y đức. Ngày 23/4, Hiệp hội các bậc phụ huynh có con bị Down cho rằng ý tưởng của ông Ishikuracó thể khiến người khuyết tật chịu thiệt thòi và không được điều trị một cách thích hợp.

Hiệp hội lo ngại một khi bác sĩ có quyền lựa chọn bệnh nhân, họ sẽ dễ dàng bỏ qua những người "yếu thế" trong xã hội. Tuyên bố của hiệ hội cho rằng thay vì phải chọn ai để ưu tiên điều trị, chính phủ cần cải thiện và mở rộng các cơ sở y tế, bởi "cuộc sống của những người khuyết tật không nên bị coi nhẹ".

Ý tưởng của bác sĩ Ishikura cũng tạo ra một cuộc tranh luận trên diễn đàn trực tuyến. 

"Tất cả mạng sống đều có giá trị. Việc điều trị cho bệnh nhân nào trước nên được quyết định một cách khách quan, chứ không phải tính toán chủ quan rằng cuộc sống của ai quý giá hơn", tờ Japan Times viết.

"Có thể nhiều người cho rằng điều này là hoàn toàn tự nguyện, nhưng áp lực từ xã hội sẽ khiến người già cảm thấy bắt buộc mang loại thẻ này bên mình, dù muốn hay không". 

Tuy nhiên cũng có nhiều người ủng hộ ý tưởng của bác sĩ Ishikura.

"Tất cả các nguồn lực, dù ở dạng nào, đều có giới hạn. Chẳng có cách nào khiến chúng trở nên vô hạn cả. Bác sĩ biết rõ điều đó. Không muốn đưa ra quyết định khó khăn chỉ là sự tránh né tạm thời. Cần giải quyết vấn đề khi chúng ta đều biết rằng không thể có kết quả lý tưởng trong mọi trường hợp", một thành viên của diễn đàn viết. 

Trên thực tế, Nhật Bản ghi nhận dưới 17.000 trường hợp dương tính nCoV và 744 người ch*t. Hệ thống y tế chưa thể coi là bị quá tải.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về làn sóng thứ hai của đại dịch. Nếu điều này thật sự xảy ra, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề đối với một quốc gia chỉ có 5 giường chăm sóc đặc biệt trên 10.000 người. Kịch bản từng xảy ra với Italy, quốc gia ghi nhận 32.000 người ch*t và hơn 225.000 ca nhiễm nCoV. 

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/y-tuong-nguoi-gia-uu-tien-nguoi-tre-thoi-bung-tranh-cai-4101581.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt.
  • Chẳng phải là những thành tích, kỷ lục gì ghê gớm để được ghi vào sách chuyện lạ Việt Nam, nhưng đối với người già lại là những điều quan trọng cần quan tâm nhất, bởi liên quan đến một thứ còn quý hơn… vàng, đó là sức khỏe.
  • Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần hơn. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, họ cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
  • Khi nói đến sữa, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến chọn sữa cho trẻ em. Những thắc mắc liên quan đến uống sữa làm sao cho khoẻ cũng chỉ nhằm đến trẻ sơ sinh hay đang tuổi ăn, tuổi lớn mà ít khi lưu tâm đến người già.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY