Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

1 sai lầm của nhiều bệnh nhân tiểu đường khiến bác sĩ phải gọi là cảnh báo đỏ, không cẩn thận có thể làm cho đường huyết lên xuống

Có không ít trường hợp bệnh nhân khi mới nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đã vô tư mượn đơn Thu*c của người khác về sử dụng mà không hề đắn đo về các hậu quả có thể gặp phải sau đó.

Bệnh đái tháo đường đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, năm 2019 ghi nhận có khoảng 3,8 triệu người mắc ĐTĐ và con số dự báo tăng lên khoảng 6,1 triệu người vào năm 2040. Trên thực tế có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và Thu*c điều trị, khiến bệnh thêm trầm trọng. Một trong những sai lầm mà nhiều bệnh nhân đái tháo đường mắc phải là tự ý dùng đơn Thu*c của người khác.

Có nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường nhưng không đi khám mà tự ý dùng đơn Thu*c của người khác. Điều này có ảnh hưởng như thế nào?

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - BV Đại học Y Hà Nội, trả lời:

Với các bác sĩ, đây là cảnh báo đỏ, không được dùng đơn Thu*c của người khác thay cho đơn Thu*c của cá nhân mình. Bởi vì mỗi người với mỗi chế độ ăn, thói quen, đặc điểm bệnh lý, đặc điểm cơ thể con người khác nhau sẽ có phương án tác động điều trị khác nhau. Do vậy, không thể sử dụng phác đồ điều trị của người khác vào bản thân mình được. Các đơn Thu*c tốt với người này nhưng chưa chắc tốt với người khác, vậy nên, đừng thấy người khác dùng Thu*c hiệu quả mà bỏ ngay đơn Thu*c của mình để dùng theo.

Bị tiểu đường dùng đơn Thu*c của người khác được không

Tốt nhất, khi một người mới được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tổng thể, xác định rõ mức độ đường máu như thế nào, có biến chứng gì chưa, có bệnh lý đi kèm hay không… Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu điều trị, kê Thu*c điều trị phù hợp với bệnh nhân.

Để điều trị đái tháo đường, mỗi bệnh nhân sẽ có một mục tiêu điều trị riêng, việc dùng Thu*c của mỗi người phải dựa trên nền bệnh lý và những bệnh phối hợp khác như: suy gan, suy thận, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch... Do đó, không thể sử dụng đơn Thu*c của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng đơn Thu*c của người khác đôi khi để lại những tác hại như: tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận...

https://afamily.vn/1-sai-lam-cua-benh-nhan-tieu-duong-khien-bac-si-phai-goi-la-canh-bao-do-khong-can-than-co-the-anh-huong-khien-duong-huyet-len-xuong-20220113155035185.chn

Tiếp theo

3 sai lầm trong ăn uống của chị em trên 40 tuổi bị tiểu đường khiến đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp, nguy hiểm cả tính mạng

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/1-sai-lam-cua-benh-nhan-tieu-duong-khien-bac-si-phai-goi-la-canh-bao-do-khong-can-than-co-the-anh-huong-khien-duong-huyet-len-xuong-20220113155035185.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY