Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Tiểu đường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như thế nào

Tiểu đường có gây hại cho mắt, thần kinh, thận, tim, và giảm sức đề kháng của cơ thể, với nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành bệnh.

Ngoài ra, tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng tới răng, nướu răng, khoang miệng của bạn. Dưới đây là những rối loạn răng miệng, có liên quan tới bệnh tiểu đường:

1. Tăng nguy cơ sâu răng.

Vi khuẩn trong miệng, tương tác với tinh bột và đường từ thực phẩm, hình thành các mảng bám trên răng. Ở người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết, làm tăng nguy cơ sâu răng.

2. Tăng độ nặng của bệnh lợi.

Cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch bẩm sinh, chống lại vi khuẩn gây mảng bám, hình thành bệnh lợi và sâu răng. Tuy nhiên, tiểu đường làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, do vậy tăng nguy cơ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám khiến cho lợi bị viêm, sưng và đỏ, kết quả là gây chảy máu lợi. Nếu mảng bám không được loại bỏ qua đánh răng thường xuyên, nó sẽ bị cứng lại, tạo thành cao răng, khiến cho bệnh lợi tiến triển nặng hơn, viêm nha chu, trong đó các mô mềm và xương, hỗ trợ răng bị phá hủy. Điều này có thể dẫn tới mất răng.

3. Khô miệng.

Một triệu chứng của tiểu đường, không được phát hiện là khô miệng, có thể do khô niêm mạc nhầy, do lượng đường trong máu cao, thiếu hydrat hóa, hoặc bệnh thần kinh do tiểu đường, làm yếu chức năng của tuyến nước bọt, do vậy giảm tiết nước bọt. Khô miệng có thể dẫn tới tăng đau loét miệng, nhiễm trùng và sâu răng.

4. Nhiễm nấm.

Mức đường huyết cao trong nước bọt, kích thích sự phát triển của nấm Candida, và có thể gây nấm miệng. Nấm miệng tạo ra những mảng đỏ hoặc trắng bóng, giống như sữa đông trong miệng, có thể bị lau sạch dễ dẫn tới chảy máu. Những mảng bám này có thể gây đau, hoặc gây loét. Nấm trên lưỡi dẫn tới nóng rát, khó nuốt, thay đổi vị giác.

5. Nhiễm trùng và chậm lành.

tiểu đường làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng, làm chậm lành vết thương, gây khó khăn cho các phẫu thuật lợi và miệng. Điều này gây khó kiểm soát mức đường huyết sau phẫu thuật. Các bác sĩ yêu cầu kiểm tra mức đường huyết, trước khi có bất kỳ thủ thuật hoặc phẫu thuật xâm lấn miệng. Trong trường hợp tiểu đường không được kiểm soát tốt, các thủ thuật cần được trì hoãn.

Bác sĩ: Thu Vân, Theo THS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tieu-duong-anh-huong-toi-suc-khoe-rang-mieng-nhu-the-nao-n128569.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY