Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

10 điều cần biết về bệnh hen

Bệnh hen là căn bệnh đã ảnh hưởng đến rất nhiều người dân, ở mọi độ tuổi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ bị “hiểu nhầm”, khiến cho việc dùng Thu*c và hiệu quả điều trị chưa cao.

Dưới đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: 10 điều bạn cần phải biết về căn bệnh này.

1. Tất cả các thể bệnh hen đều nghiêm trọng.

Tại Mỹ, mỗi ngày có 10 người ch*t vì bệnh hen. Nhiều người đã bị một cơn hen đe dọa tính mạng, trước khi họ được chẩn đoán là mắc bệnh hen thể nhẹ.

2. Hầu hết người mắc bệnh hen, không kiểm soát bệnh tốt như họ nghĩ.

Nếu bạn sử dụng Thu*c giãn phế quản, tác dụng nhanh dạng hít nhiều hơn 2 lần 1 tuần, (trừ trước khi tập thể dục), thức dậy có các triệu chứng của bệnh hen nhiều hơn 2 lần 1 tháng, hoặc mua Thu*c giãn phế quản hơn 2 lần 1 năm, bệnh hen không kiểm soát được, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ, về việc thay đổi kế hoạch điều trị cho bạn.

3. bệnh hen có biểu hiện nhiều hơn là ho và thở khò khè.

Những triệu chứng này là kết quả, của tình trạng viêm phổi ẩn phía dưới. Vì bạn không thể cảm nhận, hoặc nghe được tình trạng viêm phổi âm ỉ này, điều quan trọng là bạn phải dùng Thu*c chống viêm mỗi ngày, nếu được bác sĩ kê đơn, ngay cả khi bạn đang cảm thấy sức khỏe khá tốt.

4. Thu*c trị bệnh hen không gây nghiện.

Các corticosteroid dùng để giảm viêm, không gây tổn hại đến bạn như các steroid đồng hóa.

5. bệnh hen không chỉ là căn bệnh thời thơ ấu.

bệnh hen có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và kéo dài suốt đời. Hen cũng có thể chỉ gặp trong một số tình huống, thí dụ do dị ứng, tập thể dục hoặc thai nghén. Các triệu chứng hen có thể xuất hiện, do cảm lạnh hay cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ em.

6. Trẻ em không "loại bỏ" được bệnh hen khi lớn lên.

Hệ miễn dịch của bạn thay đổi trong suốt cuộc đời, và bệnh hen của bạn cũng vậy. Các triệu chứng có thể dễ xuất hiện và dễ thuyên giảm, nhưng sự nguy hiểm của viêm phổi vẫn còn, và thường xuyên tái phát ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là để đáp ứng với những thay đổi nội tiết tố.

7. Người bị bệnh hen không nên sợ tập thể dục.

Bạn có thể cần phải dùng Thu*c trước khi tập luyện, và dành nhiều thời gian để làm nóng và làm mát cơ thể, nhưng tăng cường sức khỏe cho phổi và tim, luôn là một ý tưởng tốt. Nhiều vận động viên chuyên nghiệp, tinh nhuệ, vận động viên Olympic cũng mắc bệnh hen.

8. Khoảng 70% số người bị bệnh hen cũng bị dị ứng, và cả hai bệnh này liên quan chặt chẽ với nhau.

Tiếp xúc với những thứ bạn bị dị ứng, như phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi và mạt bụi, làm tăng viêm phổi, gây ho và thở khò khè. Nếu bạn kiểm soát dị ứng bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, dùng Thu*c hoặc liệu pháp miễn dịch, bạn thường kiểm soát được bệnh hen.

9. Tiếp xúc với khói Thu*c thụ động, và ô nhiễm không khí trong thời thơ ấu, hoặc khi người mẹ mang thai, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen ở trẻ.

Không cho phép người khác hút Thu*c trong nhà, phòng làm việc hoặc trong xe hơi của bạn, và dạy con bạn tránh xa khói Thu*c thụ động.

10. bệnh hen của mỗi người là khác nhau, và sẽ đáp ứng với phương pháp điều trị khác nhau.

Các phương pháp điều trị phế quản, và các Thu*c sinh học mới, nhắm vào quy trình hệ miễn dịch của từng người, tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người bị bệnh hen nặng, khó điều trị. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại Thu*c bạn dùng, hiệu quả của nó như thế nào, và liệu bạn có nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác.

Bác sĩ: Tuyết Mai, (Theo MSN).

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/10-dieu-can-biet-ve-benh-hen-n118905.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt.
  • Bệnh hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY