Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

10 Thứ người bị dị ứng thời tiết nên kiêng tuyệt đối để phòng bệnh

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng ăn các thực phẩm giàu đạm, bia rượu, đồ lạnh. Ngoài ra cần tránh ra gió và một số thói quen dưới đây

việc kiêng cữ đối với những người đang bị dị ứng thời tiết là rất cần thiết, không chỉ trong ăn uống mà còn trong sinh hoạt hàng ngày. vậy bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? dưới đây là những thứ người bệnh nên tránh nếu không muốn tình trạng dị ứng bùng phát dữ dội hơn.

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

1. Kiêng ra gió khi bị dị ứng thời tiết

Theo kinh nghiệm dân gian, người bị dị ứng thời tiết cần kiêng tiếp xúc với gió lạnh. nhiễm phong chính là nguyên nhân chủ yếu kích hoạt phản ứng dị ứng bùng phát trong cơ thể.

Khi cơ thể bị nhiễm gió lạnh, hệ miễn dịch bị kích thích phản ứng quá mức nên sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể để chống lại. quá trình này giải phóng nhiều histamin – một chất trung gian của phản ứng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. chính vì lý do này mà người bị dị ứng thời tiết được khuyên nên kiêng ra gió để bệnh không trở nặng thêm.

Mặc dù phải kiêng gió nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải ở yên trong phòng kín suốt cả ngày giống như tự cách ly với môi trường bên ngoài. bạn vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường và nếu cần thiết phải đi ra ngoài thì nên mặc quần áo dài tay để che chắn cho da. đặc biệt, trong những ngày thời tiết lạnh thì nên chú ý mặc đủ ấm.

2. Bị dị ứng thời tiết nên kiêng các thực phẩm có tính chất dị ứng

Mặc dù không trực tiếp gây ra dị ứng thời tiết nhưng một số thực phẩm có thể khiến phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng và làm cho tổn thương bị ngứa ngáy dữ dội hơn. vì vậy, một số nhóm thực phẩm nhất định cũng là thứ người bị dị ứng thời tiết nên kiêng.

Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nên tránh sử dụng những thức ăn sau:

    Món ăn chứa nhiều đường và muối: 

Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hoặc các thức ăn mặn khiến hệ thần kinh ngoại biên bị kích thích, từ đó làm da nổi nhiều vết mề đay hơn.

Sở thích ăn ngọt cũng gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tình trạng viêm nhiễm trên da thêm trầm trọng. Trong khi đó, muối lại làm gia tăng gánh nặng của thận, ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố dưới da.

    Thực phẩm giàu protein: 

Protein là dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe nhưng nếu đang bị dị ứng thời tiết, bạn nên thận trọng khi sử dụng những thực phẩm chứa chất này. bao gồm hải sản, các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, bơ…

Chúng chứa một số loại protein lạ khiến hệ miễn dịch nhận diện nhầm với chất gây hại nên sẽ phản ứng lại để bảo vệ cơ thể. điều này góp phần khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết càng diễn biến phức tạp hơn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nổi mẩn ngứa toàn thân, sưng lưỡi họng, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.

    Động vật có vỏ:

Tôm, cua, ốc, hến, hàu hay một số động vật có vỏ khác cũng là những thứ người bị dị ứng thời tiết cần kiêng ăn. những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều đạm mà còn có histamin làm tăng cơn ngứa ở người bệnh.

    Một số loại trái cây

Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và các khoáng chất dồi dào làm tăng sức đề kháng cho da. mặc dù vậy, không phải loại quả nào cũng tốt cho người bị dị ứng thời tiết. người bệnh được khuyên nên tránh ăn các loại quả như táo, kiwi, nhãn, vải…

    Các món cay nóng:

Các thực phẩm nằm trong món này bao gồm đồ nếp, thức ăn chiên xào, ớt, tiêu, mù tạt, củ giềng… người bị dị ứng thời tiết ăn những món này sẽ kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động mạnh hơn dẫn nóng trong và làm tăng cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, nóng rát ngoài da.

    Đồ lạnh:

Bao gồm kem, nước đá lạnh, sinh tố đá xay… Khi vào cơ thể, nhiệt độ lạnh từ thức ăn sẽ khiến mạch máu bị thu hẹp, cản trở lưu thông máu, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố tại gan.

     Đồ muối chua lâu ngày:

Dưa cải hay cà pháo muối chua chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “người bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì”. trải qua một quá trình lên men trong thời gian dài, các thực phẩm trên có thể sản sinh nhiều độc tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khiến triệu chứng dị ứng thời tiết càng tăng nặng.

3. Tránh sử dụng Thu*c tây bừa bãi

Khi bị dị ứng thời tiết, thay vì đi khám thì nhiều người lại tự mua Thu*c về điều trị tại nhà. việc lạm dụng các loại kem bôi hay Thu*c kháng sinh, Thu*c chống dị ứng bừa bãi không chỉ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, bị lờn Thu*c mà còn có thể kích hoạt phản ứng dị ứng phát triển đến mức khó kiểm soát. điều này có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Vì vậy, nếu muốn sử dụng Thu*c, người bệnh nên thận trọng tìm tới các chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. từ đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị dị ứng thời tiết bằng Thu*c hay chỉ định các phương pháp y khoa khác phù hợp hơn.

4. Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng rượu bia

Ngay cả khi bạn không bị dị ứng thời tiết thì rượu bia cũng không được khuyến khích sử dụng. sử dụng các thức uống có còn này gây suy yếu hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và tích tụ nhiều độc tố khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm khi bị dị ứng thời tiết.

Hơn nữa, rượu bia cũng có thể làm giảm tác dụng của các Thu*c điều trị dị ứng. Vì vậy, hãy nói không với bia rượu trong thời gian chữa bệnh.

5. Kiêng tắm nước lạnh khi bị dị ứng thời tiết

Người bị dị ứng thời tiết thường được khuyên nên tắm bằng nước ấm ở nơi không có gió lùa vào. không nên tắm bằng nước lạnh sẽ bị nhiễm phong hàn sẽ làm tình trạng dị ứng diễn biến phức tạp hơn gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Khi tắm lưu ý tránh kỳ cọ quá mạnh làm tổn thương da và chỉ nên sử dụng loại sữa tắm chuyên dùng cho da dị ứng được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho da.

6. Tránh sử dụng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm trong thời gian bị dị ứng thời tiết là điều tối kỵ, đặc biệt là các sản phẩm kem dưỡng trắng hay phấn trang điểm. chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm da nặng hơn.

Bên cạnh đó, làn da đang bị dị ứng khá nhạy cảm. da bạn có thể bị kích ứng nghiêm trọng hơn sau khi tiếp xúc với các sản phẩm làm đẹp. tốt nhất bạn nên để da được thông thoáng và cân nhắc sử dụng lại mỹ phẩm sau khi các triệu chứng dị ứng thời tiết đã chấm dứt hoàn toàn.

7. Dị ứng thời tiết nên kiêng ra ngoài nắng

Ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn, làm tăng cảm giác ngứa ngáy trên da. Thêm vào đó, tia UV cũng ảnh hưởng đến cấu trúc da, làm gia tăng hắc sắc tố melamin. Điều này có thể làm chậm tiến trình hồi phục của tổn thương và khiến da bị thâm sẹo.

8. Kiêng tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên

Phản ứng dị ứng thời tiết có thể tăng nặng hơn nếu người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói Thu*c lá, hóa chất, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông thú cưng, nọc độc côn trùng… tránh xa các yếu tố này cũng chính là cách đơn giản để bạn có thể phòng ngừa và hỗ trợ cho quá trình điều trị dị ứng thời tiết nhanh khỏi hơn.

9. Tránh mặc quần áo bó sát

Mặc trang phục ôm sát vào da hoặc có chất liệu thô cứng sẽ khiến da ngứa ngáy, khó chịu. thêm vào đó, trong quá trình hoạt động khu vực bị dị ứng có thể ma sát với quần áo gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

10. Kiêng gãi ngứa

Gãi có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn khi lên cơn ngứa. Tuy có thể giúp làm dịu cơn ngứa tức thì nhưng hành động này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn từ móng tay truyền qua da gây nhiễm trùng, lở loét.

Để đối phó với cơn ngứa da khi bị dị ứng thời tiết, bạn có thể thử vỗ mạnh vào da hoặc tập trung vào một việc khác để quên đi cơn ngứa. bên cạnh đó chú ý cắt móng tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng khi vô tình gãi ngứa.

Qua những thông tin trên đây hẳn bạn đã biết được người bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất. cố gắng tránh xa những vấn đề kiêng kỵ ở trên và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh được chữa khỏi và không còn cơ hội tái phát trở lại.

Thông tin hữu ích liên quan

    Dị ứng thời tiết lạnh sẽ được khắc phục nếu biết cách
  • Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z
  • Biểu hiện dị ứng thời tiết mùa hè và hướng điều trị

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/10-thu-nguoi-bi-di-ung-thoi-tiet-nen-kieng-tuyet-doi)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY