Ốc nón tuy có kích thước nhỏ bé nhưng lại được mệnh danh “sát thủ đại dương” do chứa chất độc thuộc loại mạnh nhất thế giới.
Ốc nón có tên khoa học là conus geographus với vỏ hình nón đẹp đẽ đủ màu sắc. đây là một loài ốc săn mồi thuộc họ ốc conidae, di chuyển chậm chạp nhưng lại chứa độc tố vô cùng đáng sợ. (nguồn national geographic)
Ốc nón hoạt động về đêm còn ban ngày chúng nghỉ ngơi. khi săn mồi, ốc nón ẩn náu thân dưới cát và chỉ giơ ống hút lên. khi con mồi tới gần, chúng sẽ tóm chặt mục tiêu, tiêm chất độc vào cơ thể con mồi khiến con mồi tê liệt
Ốc nón thường được tìm thấy ở các rạn san hô tại thái bình dương. tuy có độc nguy hiểm nhưng số trường hợp Tu vong do loài ốc nón gây ra khá hiếm.
Loài ốc này thuộc họ sên biển, sinh sống tại các vùng biển ấm nóng trên toàn thế giới. sự đáng sợ của chúng đầu tiên nằm ở khả năng săn mồi: chúng sở hữu một bộ hàm tựa cỗ máy xay thịt, săn mồi bằng cách ẩn dưới lòng cát, vồ lấy bất kỳ nạn nhân xấu số nào đi ngang qua.
Và dành cho những ai chưa biết, cú vồ của ốc nón có tốc độ rơi vào hàng nhanh bậc nhất thế giới tự nhiên.
Nhưng đó vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất của ốc nón đâu. Ngoài tốc độ, chúng còn có nọc độc, cũng là một trong những loại độc chất thần kinh nguy hiểm bậc nhất, với khả năng làm tê liệt nạn nhân và cho phép chúng từ từ thưởng thức bữa ăn một cách cực kỳ thoải mái.
Ốc nón có vũ khí siêu lợi hại chính là chiếc lao giấu sâu trong miệng chúng. Chiếc lao này có chứa ít nhất 100 loại độc tố và nguy hiểm hơn là nó có thể xuyên thủng qua găng và đồ lặn để đến da thịt nạn nhân.
Khi bị chọc giận hoặc bị đe dọa, ốc nón tự vệ bằng cách chĩa chiếc lao chứa nọc độc vào đối thủ của mình.
Ốc nón chứa nọc độc cực mạnh và phức tạp, gọi chung là conotoxins - loại độc tố mạnh nhất thế giới. Nọc độc con ốc nón lớn có thể làm ch*t người trong vòng 2-3 phút.
Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây Tu vong.
Ốc bùn răng cưa được phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển. Ốc bùn có rất nhiều loại khác nhau về màu sắc. vào mùa xuân ốc bùn răng cưa có nhiều nhất.
Ốc bùn răng cưa đặc trưng bởi một cái đuôi mảnh dài khoảng 1cm và rộng khoảng 0,5cm, bằng kích thước của ngón tay cái. Ngoài ra, bề mặt vỏ của ốc bùn răng cưa thường có 1 đến 3 dải sọc màu nâu tím hoặc vàng đỏ, và mô hình bề mặt trông giống như một sợi dệt.
Bản thân ốc bùn răng cưa không tạo ra tetrodotoxin, nhưng chúng ăn xác ch*t của cá và các loại động vật khác, đồng thời chúng còn ăn một số loại tảo và các mảnh vụn hữu cơ để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi môi trường biển và sự xuất hiện thường xuyên thủy triều đỏ độc hại, dẫn đến sản sinh độc ở các loại tảo và xác ch*t của động vật biển, khi ốc ăn các loại xác ch*t này thì các độc tố vẫn tồn tại trong dạ dày và tích tụ thành tetrodotoxin.
Hơn nữa, các phương pháp nấu ốc nói chung như xào, luộc không phá hủy cấu trúc của tetrodotoxin, đồng thời còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Và điều cần phải nhấn mạnh ở đây chính là chưa có Thu*c giải độc tố này tính đến thời điểm hiện tại.
Chủ đề liên quan:
ăn xác chết ĐỖ HỢP động vật hệ thần kinh máy xay thịt môi trường biển nạn nhân xấu số nhất thế giới rạn san hô sát thủ đại dương sống thực vật tên khoa học thái bình dương thế giới thế giới động vật Thủy Triều Đỏ tiêm chất độc trường hợp tử vong