Ngày 18/3, vaccine Ad5-nCoV được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc. Các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, sức khỏe tốt được chia thành ba nhóm thử nghiệm. Tùy thuộc thể trạng từng người, bác sĩ chỉ định tiêm vaccine liều thấp, trung bình hoặc cao. Li Zhiji, 36 tuổi, một trong 108 được tiêm mũi đầu tiên.
Các tình nguyện viên phải ký vào mẫu đơn chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm vaccine. Mỗi người được hỗ trợ 112 USD.
Sau khi tiêm, mọi người được cách ly 14 ngày để theo dõi. Wang Li, 45 tuổi, có mặt rất sớm để thử nghiệm vaccine. Xiao Mi, một thử vaccine, cho biết đã đọc và lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra. "Có người thân nhiệt tăng lên 38 độ hoặc bị tiêu chảy nhưng chỉ trong thời gian ngắn", cô nói. "Điều quan trọng nhất là tôi được đóng góp một chút công sức của mình vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp".
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua tạo ra khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, chỉ Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia đầu tiên thử nghiệm lâm sàng vaccine.
Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine từ ngày 16/3 với 45 trẻ. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Người thử nghiệm này sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Vaccine thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc có tên Ad5-nCoV, do công ty sản xuất toàn cầu Cansino Biologics tại Hong Kong phối hợp Viện Kỹ thuật Sinh học, Viện nghiên cứu Quân y Trung Quốc sản xuất.
Ông Chen Wei, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết vẫn chưa thể chắc chắn về khả năng bán ra thị trường của vaccine tái tổ hợp Ad5-nCoV. Tuy nhiên vaccine đạt đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng là hướng phát triển trong công cuộc đẩy lùi của Trung Quốc. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của vaccine sẽ được nhóm tiếp tục cập nhật.
Bác sĩ TaoLinna, chuyên gia vaccine tại Trung Quốc, cho biết giai đoạn đầu vaccine thử nghiệm lâm sàng chủ yếu kiểm tra độ an toàn, không gây phản ứng ngược ở người. Người thử nghiệm được theo dõi trong hai tuần. Nếu viên dùng không có vấn đề gì, giai đoạn tiếp theo của quá trình thử nghiệm là tăng số lượng người thử nghiệm và kiểm tra độ đặc hiệu của vaccine.
Đây là lần thứ hai công ty Cansino Biologics tại Hong Kong hợp tác với nhóm Viện nghiên cứu Quân y Trung Quốc để phát triển vaccine. Trước đó họ hợp tác nghiên cứu ngừa Ebola.
Trung Quốc hầu như không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa vài ngày gần đây, khơi hy vọng về nỗ lực ngăn chặn ở nước này. Đến ngày 25/3 số người nhiễm nCoV ở Trung Quốc đại lục hơn 81.000, 3.281 ca Tu vong. Tuy nhiên, sự gia tăng tình trạng ngoại nhập nCoV ngày càng gây lo ngại, có thể đe dọa toàn bộ nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của nước này.